Triển lãm ảnh "320 năm Sài Gòn - TP HCM - Khát vọng vươn cao" trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Triển lãm diễn ra từ ngày 28-12-2018 đến ngày 8-1-2019.
Triển lãm có hơn 200 ảnh thể hiện hành trình cha ông đi khai hoang mở cõi vùng đất phương Nam, cho đến hình ảnh hàng triệu người dân TP tham gia vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, góp phần giữ vững thành quả cách mạng và ổn định chính trị - xã hội của TP những năm đầu được giải phóng.
Triển lãm thu hút được nhiều người dân TP đến xem.
Nhiều người thích thú ghi lại những bức ảnh quý hiếm về Sài Gòn xưa.
Những ngày đầu khai hoang mở cõi, người dân phải chiến đấu với thú dữ để sinh tồn. Trong đó, cọp trở thành nỗi kinh hoàng, uy hiếp tính mạng và tài sản của nggười dân. Theo đó, người dân phải nghĩ ra nhiều cách dựng bẫy để bắt chúng.
Hình ảnh thầy đồ và học trò xưa
Nghề làm đồ gốm đã có từ xa xưa trên đất Đồng Nai - Sài Gòn - Gia Định
Cảng Sài Gòn là một cảng nước sâu không bị bồi lấp, thuận tiện cho tàu thuyền có trọng tải lớn ra vào và giao thương hàng hóa với các tỉnh thành và các nước.
Chợ Bến Thành - ngôi chợ nổi tiếng nhất Sài Gòn, được khánh thành năm 1914 ở gần ga xe lửa Sài Gòn. Thời kì đầu được gọi là chợ Mới, phân biệt với chợ Cũ vốn nằm gần bờ sông Bến Nghé. Chợ là trung tâm thương mại chính của Sài Gòn, tập trung nhiều nhà buôn lớn với hàng hóa cao cấp, là nơi tham quan và mua sắm của người dân địa phương và các tỉnh.
Buổi lễ cúng Thần Hoàng có ban nhạc lễ năm 1920
Đoàn tuồng ở Sài Gòn năm 1930
Giờ học lý thuyết về động cơ nhiệt của học sinh trường Bá Nghệ, nay là trường Kỹ thuật Cao Thắng
Hình ảnh chiến sĩ đặc công Rừng Sác (Trung đoàn 10) trước giờ xuất kích tấn công kho xăng Nhà Bè, ngày 3-12-`1973.
Hình ảnh du kích xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi bắn rơi trực thăng Mỹ tại Bàu Lách và ngày 9-5-1965
Bình luận (0)