xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đà Lạt khổ sở với dự án ì ạch

Bài và ảnh: Trường Nguyên

Vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, dự án mở rộng đường Lữ Gia thi công ì ạch cả năm rồi dừng hẳn khiến đời sống người dân đảo lộn

Đà Lạt sáng 8-3, trái ngược với khung cảnh tấp nập, sôi động trên những con phố, một đoạn đường thuộc dự án nâng cấp, mở rộng đường Lữ Gia (phường 9, TP Đà Lạt) im ắng, ngôi nhà nào cũng đóng cửa, che bạt kín mít.

Cả khu phố đóng cửa cả ngày đêm

Bà B.T.T.N, một người dân sống ở đoạn đường này, cho biết cảnh đìu hiu của con phố này kéo dài gần cả năm nay vì dự án nâng cấp, mở rộng đường Lữ Gia thi công ì ạch, cầm chừng rồi dừng luôn.

Đoạn đường dài khoảng 300 m chỉ được đổ đất đá nhưng không thảm nhựa khiến người dân sống trong cảnh mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm bay khắp nơi nên nhà nào cũng phải đóng cửa cả ngày đêm.

Chỉ tay vào các góc cửa bám đầy bụi đất đỏ, bà N. than thở: "Ngày nào cũng phải lau nhưng một lúc lại bụi nên lau không xuể. Cổng nhà thuộc phạm vi giải tỏa cũng chưa làm lại, chờ đường làm xong mới xây luôn một lần nhưng chẳng biết phải chờ đến lúc nào".

Đà Lạt khổ sở với dự án ì ạch - Ảnh 1.

Người dân khổ sở vì bụi, phải tưới nước thường xuyên để bớt bụi

Dự án có chiều dài khoảng 1,7 km với tổng vốn đầu tư 138 tỉ đồng. Báo cáo của UBND TP Đà Lạt cho thấy công trình mới chỉ được thảm 300 m đường đầu tuyến, thi công cống dọc hai bên; thi công nền đường, bó vỉa và vỉa hè một đoạn ngắn.

Bà N. chỉ vào những chiếc xe tải chạy ngang qua, bức xúc nói: "Xe chạy qua là ai cũng phải nín thở. Năm ngoái ở đầu đường có một tiệm bánh mì, bụi bặm quá chịu không nổi phải đóng cửa dời đi nơi khác. Nhà nào bán hàng cũng đóng cửa, vì không thể chịu nổi".

Nhiều người dân kể khoảng giữa năm 2022, thấy đơn vị thi công cho xe đến đổ đất đá nền đường, ai cũng mừng khấp khởi vì sẽ có một con đường thông thoáng. Thế nhưng không ngờ, đất đá đổ ngổn ngang rồi để đó, không san gạt, khiến việc đi lại càng khó khăn hơn.

Đến gần Tết Nguyên đán vừa qua mới có người đến san gạt các đống đất đá cho bằng phẳng nhưng cũng chỉ cho dễ đi lại ăn Tết, chứ chưa biết khi nào mới thảm nhựa.

Cùng cảnh ngộ, ngôi nhà gia đình anh T. buôn bán tạp hóa giữa đoạn đường thi công dở dang cũng đành phải đóng cửa im ỉm suốt ngày vì bụi bặm không lúc nào ngưng. Anh T. nói thấy đường được mở rộng cho đi lại thuận lợi thì ai cũng mừng nên gia đình bàn giao nhanh mặt bằng để con đường sớm hoàn thành nhưng rồi chỉ hưởng… bụi. Đưa phóng viên vào nhà, anh T. lấy tay quệt vào nhiều đồ vật, khắp nơi đâu đâu cũng đóng một lớp bụi dày. "Một ngày có lau bao nhiêu lần cũng vậy, lúc sau là đóng bụi liền nên không còn cách nào khác phải đóng cửa suốt ngày, ai tới kêu mua đồ thì mở chứ không chịu nổi".

Chỉ tay về những ngôi nhà ở đoạn đầu dự án, anh T. cho biết những hộ dân ở đó phải mua bao ni-lông hoặc những tấm nhựa che kín phía trước nhà để ngăn bụi.

Đội vốn gần gấp đôi

Khó khăn, vướng mắc lớn nhất của dự án liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi còn 21 trường hợp chưa bàn giao mặt bằng. Còn 47 trường hợp chưa nhận tiền bồi thường với tổng số tiền dự kiến 75 tỉ đồng.

Trong khi đó, số vốn đầu tư dự án đã giải ngân hơn 103 tỉ đồng trong tổng số 138 tỉ đồng. Riêng năm 2023, dự kiến giải ngân gần 21 tỉ đồng nhưng chưa thực hiện được nên dự án vẫn phải nằm chờ tăng vốn đầu tư.

Theo UBND TP Đà Lạt, địa phương có Tờ trình số 1222/TTr-UBND tăng tổng vốn đầu tư dự án từ 138 tỉ đồng lên gần 261 tỉ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng tăng từ 60,8 tỉ đồng lên 163,5 tỉ đồng; chi phí dự phòng tăng từ 3,2 tỉ đồng lên 23,7 tỉ đồng. Nguồn vốn tăng thêm dự kiến được đề xuất từ ngân sách tỉnh.

UBND TP Đà Lạt nêu ra nhiều lý do khiến dự án ì ạch, đội vốn. Trong đó, đơn giá đất khi lập hồ sơ dự án đầu tư được tính từ năm 2020 và được tính toán theo hệ số đất nông nghiệp là 14 lần. Tuy nhiên, theo Quyết định số 2865/QĐ-UBND ngày 26-11-2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng xác định hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp là 47 lần, gấp 3,36 lần so với đơn giá thời điểm lập dự án nên nhiều hộ không chịu nhận tiền bồi thường. Đây cũng là lý do chính để TP Đà Lạt đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án.

Về tờ trình của UBND TP Đà Lạt, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, vừa chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải xem xét, kiểm tra, rà soát cụ thể và tham mưu đề xuất UBND tỉnh giải quyết trong tháng 3-2023. 

Dự án "giậm chân tại chỗ"

Trước đó, trong buổi kiểm tra thực tế tại dự án vào ngày 6-3, ông Trần Văn Hiệp đánh giá dự án chậm tiến độ, gần như "giậm chân tại chỗ" so với thời điểm tháng 5-2022. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư là UBND TP Đà Lạt và các sở, ngành liên quan phải chủ động phối hợp hơn nữa để tập trung nguồn lực, đề ra giải pháp nhằm sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án này.

Đà Lạt khổ sở với dự án ì ạch - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo