xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những trường hợp được ra khỏi nhà từ 18 giờ ngày 31-7 tại Đà Nẵng

B.Vân

(NLĐO) - Kể từ 18 giờ ngày 31-7, Đà Nẵng thực hiện giãn cách toàn xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, yêu cầu mọi người dân không được ra khỏi nhà. Đà Nẵng ban hành mẫu giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.

Chiều 31-7, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành chỉ thị về việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn. Theo đó, kể từ 18 giờ ngày 31-7 cho đến khi có thông báo mới, Đà Nẵng thực hiện giãn cách toàn xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; tổ dân phố cách ly với tổ dân phố; thôn cách ly với thôn; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện.

Chỉ thị yêu cầu mọi người dân không được ra khỏi nhà. Chỉ được phép ra khỏi nhà trong những trường hợp sau: Đi mua lương thực, thực phẩm; Cấp cứu, khám chữa bệnh, xét nghiệm SARS-CoV-2, tiêm chủng, mua thuốc chữa bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác như: Thiên tai, hỏa hoạn; 

Đi công tác/công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở nhà nước, tác nghiệp báo chí; Đi làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động; các nhà máy, cơ sở sản xuất được phép hoạt động; 

Tham gia điều khiển phương tiện vận chuyển giao nhận hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu; 

Thực hiện các nhiệm vụ vệ sinh môi trường đô thị, xử lý sự cố điện, nước, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông tin, phòng chống dịch theo quy định; Các trường hợp đặc biệt khác khi được sự đồng ý của Chủ tịch UBNDT P bằng văn bản.

Khi ra ngoài trong các trường hợp này, người dân phải có giấy tờ sử dụng đủ điều kiện lưu thông như: Giấy đi đường, thẻ nhà báo hoặc thẻ đi chợ kèm theo giấy tờ tùy thân.

Những trường hợp được ra khỏi nhà từ 18 giờ ngày 31-7 tại Đà Nẵng - Ảnh 1.

TP Đà Nẵng thực hiện chỉ thị cao hơn Chỉ thị 16 kể từ 18 giờ ngày 31-7

Người dân không được ra khỏi thành phố trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị này. Người dân chỉ được phép di chuyển vào thành phố vì lý do công vụ, phòng, chống dịch, vận chuyển hàng hóa thiết yếu, làm việc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh được phép hoạt động phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của thành phố. 

Đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, yêu cầu tạm dừng tất cả kể cả hoạt động bán mang về của các nhà hàng, cửa hàng, quán ăn, uống. 

Các trường hợp sau đây được phép hoạt động: Siêu thị, siêu thị mini, chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa bán hàng thiết yếu; Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cơ sở dịch vụ khám, chữa bệnh; Cửa hàng kinh doanh gas, cửa hàng kinh doanh xăng dầu; Ngân hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, bổ trợ doanh nghiệp (như đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, bảo hiểm...), bổ trợ tư pháp (như công chứng, luật sư, đấu giá, thừa phát lại, trọng tài thương mại, tư vấn pháp luật, quản lý, thanh lý tài sản...), kho bạc, chứng khoán.

Khách sạn sử dụng là cơ sở cách ly y tế tập trung cho người có nhu cầu; Dịch vụ bưu chính, viễn thông, thư tín, phát hành báo chí;  Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; Dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất và xuất nhập khẩu; Dịch vụ cung ứng suất ăn công nghiệp.

Đối với các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất phải có phương án, kịch bản phòng, chống dịch theo quy định; cam kết đầy đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch; tổ chức sản xuất với phương án giãn 50% ca, kíp sản xuất, bộ phận quản lý làm việc trực tiếp không quá 50% số người tại trụ sở. Chủ cơ sở sản xuất phải chủ động dừng sản xuất khi chưa đủ các điều kiện phòng, chống dịch theo quy định; trường hợp để xảy ra lây lan dịch bệnh do thiếu trách nhiệm sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật.

Các hoạt động thi công tại tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố tạm dừng hoạt động, kể cả các hoạt động xây dựng nhà dân. Các công trình trọng điểm, cấp bách của thành phố chỉ được thi công khi được sự cho phép của UBND TP hoặc UBND các quận, huyện.

Yêu cầu đối với các cơ quan, công sở nhà nước: Sắp xếp, bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; làm việc trực tiếp với số lượng không quá 50% tại trụ sở (trừ nhân viên y tế, lực lượng công an, quân đội và một số ngành đặc thù khác phục vụ phòng, chống dịch), đảm bảo cơ bản hoàn thành nhiệm vụ.

Dừng việc tiếp công dân trực tiếp tại tổ một cửa Trung tâm hành chính thành phố và quận, huyện, phường, xã (nhưng vẫn bảo đảm giải quyết, xử lý công việc của công dân và doanh nghiệp); đẩy mạnh việc giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4.

Đà Nẵng ghi nhận thêm 55 ca mắc Covid-19

Chiều 31-7, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết, trong 24 giờ qua trên địa bàn ghi nhận 55 ca mắc Covid-19. Trong đó có 27 ca đã được cách ly, 5 ca từ khu phong tỏa.

Còn lại 23 bệnh nhân phát hiện ngoài cộng đồng gồm: 1 ca lấy mẫu hộ gia đình (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) liên quan liên quan chuỗi cảng cá Thọ Quang; 2 trường hợp có triệu chứng đến khám tại Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng và 20 ca liên quan đến cảng cá Thọ Quang

Dừng các hoạt động hội họp chưa thật sự cấp thiết; trong trường hợp phải tổ chức các cuộc họp, sự kiện thì phải bảo đảm giãn cách 2m và tập trung không quá 20 người trong 1 phòng, ngoại trừ các cuộc họp, sự kiện quan trọng được cấp có thẩm quyền cho phép.

Người đứng đầu đơn vị quyết định phương án bố trí công việc, số lượng người làm việc và chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch.

Đối với hoạt động vận tải: Dừng tất cả các hoạt động và phương tiện vận tải hành khách bằng đường bộ, đường thủy, trừ trường hợp vận chuyển phục vụ công tác phòng, chống dịch, vận chuyển người bệnh, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia. Hoạt động tang lễ không được để quá 48 giờ; chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người; không tổ chức các đoàn viếng.

UBND TP Đà Nẵng kêu gọi "mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài" chung tay, chung sức cùng thành phố phòng, chống dịch. Lãnh đạo TP khẳng định địa phương đã chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết cung ứng ra thị trường; đề nghị người dân bình tĩnh, yên tâm, không ra ngoài, tập trung đông người để mua sắm, tích trữ hàng hóa, lương thực, thực phẩm. Theo UBND TP Đà Nẵng, ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong lúc này vô cùng quan trọng, góp phần cùng các đơn vị chức năng kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Đà Nẵng ban hành mẫu giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội

Chiều 31-7, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành công văn hướng dẫn thực hiện Giấy đi đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, UBND TP Đà Nẵng thống nhất sử dụng giấy đi đường theo mẫu chung trên toàn địa bàn. Thẩm quyền xác nhận, cấp, quản lý giấy đi đường cụ thể như sau:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang do thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp. Đối với công nhân, nhân viên, người lao động làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất; cơ sở kinh doanh, dịch vụ, công trình được phép hoạt động, do Giám đốc công ty, doanh nghiệp cấp. Đối với người lao động, hộ kinh doanh không có đơn vị sử dụng lao động quản lý, do UBND phường, xã nơi cư trú cấp.

Đà Nẵng ban hành mẫu giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội - Ảnh 1.

Mẫu giấy đi đường trên địa bàn Đà Nẵng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội

UBND TP Đà Nẵng đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND các quận, huyện, phường, xã, các lực lượng chức năng liên quan và các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép hoạt động chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ cán bộ, công, nhân viên chức, người lao động, cam kết về việc tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; lập kế hoạch hoạt động, bố trí lao động kèm theo danh sách người lao động và cấp giấy đi đường đúng đối tượng quản lý của cơ quan, đơn vị mình; chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra vi phạm, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của thành phố do việc cấp giấy đi đường trái quy định.

Đà Nẵng ban hành mẫu giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội - Ảnh 2.

Công an TP Đà Nẵng kiểm tra mục đích ra đường của người dân trong thời gian thực hiện một số biện pháp siết chặt phòng chống dịch


Quảng Bình phát hiện thêm tài xế dương tính với SARS-CoV-2

Chiều 31-7, ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết vừa có báo cáo nhanh trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa).

Quảng Bình phát hiện thêm 1 tài xế dương tính với SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

Các trường hợp F0 đang được điều trị tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Quảng Bình

Bệnh nhân là Tr. V. T. (SN 1985; ngụ thôn Quỳnh Khê, xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) - là lái xe chở hàng tuyến Lạng Sơn - Cha Lo (Quảng Bình).

Theo điều tra dịch tễ, ngày 17 đến 26-7, anh T. ở Lạng Sơn xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Hôm sau anh về quê nhà ở huyện Kim Thành (Hải Dương). Đến 28-7, anh T. từ Hải Dương đến Nhà máy Gốm Hoàng Cảnh - Khu công nghiệp Tiền Hải (Thái Bình) tại đây tiếp xúc với bảo vệ, thủ kho và chủ hàng.

Ngày 29-7, tài xế này từ Thái Bình chở hàng vào Quảng Bình. Trên đường đi ghé đổ dầu ở Trạm xăng Cường Thuỷ (Thanh Hoá); rồi ghé ăn sáng tại quán Trung Thành (xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An).

Khoảng 12 giờ cùng ngày, anh T. và phương tiện đến khu vực cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Tại đây, có ghé đổ dầu ở Trạm xăng Hưng Phát, mua hàng ở quầy Hoàng Tín (đều mang khẩu trang khi tiếp xúc); rồi thuê phòng nghỉ tại khách sạn Anh - Pháp - Việt ở khu vực Cửa khẩu Cha Lo và ở cùng phòng với anh Ph.Th. D. (SN 1977; quê ở phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng).

Tối 30-7, anh T. có biểu hiện đau mỏi, người mệt, sốt… nên đã thông báo cho cán bộ y tế. Ngay lập tức được lấy mẫu test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, kết quả dương tính.

Sáng 31-7, Trung tâm CDC Quảng Bình nhận được thông báo từ CDC Hải Dương, vợ của anh T. cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Trung tâm CDC Quảng Bình đã thực hiện nhanh chóng cách ly tạm thời bệnh nhân trên trong phòng riêng và phong tỏa khách sạn Anh - Pháp - Việt. Đồng thời lấy mẫu xét nghiệm cho các trường hợp tiếp xúc và mọi người trong khách sạn.

Hiện bệnh nhân có các biểu hiện mệt mỏi, có ho, không khó thở, không giảm hoặc mất khứu giác…

Hiện Sở Y tế Quảng Bình đang lên phương án chuyển bệnh nhân về Bệnh viện dã chiến tỉnh Quảng Bình bằng xe chuyên dụng để cách ly điều trị. Phối hợp với các lực lượng chức năng tiếp tục điều tra các trường hợp tiếp xúc gần (F1) và lập danh sách F2 để tiến hành xử lý theo quy định phòng chống dịch Covid-19.

H. Phúc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo