xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu chất vấn về việc "có lãng phí không" trong đào tạo trung cấp nghề?

B.H.Thanh - Minh Chiến - Văn Duẩn

(NLĐO)- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga nêu thực trạng nhiều học sinh THCS chọn các trường trung cấp nghề chỉ với mục đích có bằng tốt nghiệp phổ thông rồi lại tiếp tục thi vào các trường đại học. Vậy, có sự lãng phí không hề nhỏ trong đào tạo trung cấp nghề

Tại phiên chất vấn sáng 6-6, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) cho biết theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), phần lớn các trường cao đẳng, trung cấp trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp đều tuyển, đào tạo cho học sinh THCS.

Đại biểu chất vấn về việc có lãng phí không trong đào tạo trung cấp nghề? - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga

Tuy nhiên, có thực trạng nhiều học sinh tốt nghiệp THCS không thi được vào các trường THPT công lập nên chọn các trường trung cấp nghề chỉ với mục đích có bằng tốt nghiệp phổ thông rồi lại tiếp tục thi vào các trường đại học. Đại biểu đặt vấn đề như vậy có sự lãng phí không hề nhỏ trong đào tạo trung cấp nghề. Vậy bộ đã khảo sát cụ thể vấn đề này chưa? Giải pháp ra sao?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga là rất xác đáng. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc thu hút học sinh vào trường nghề hiện không dễ dàng.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay gần đây, số lượng học trung cấp nghề được tăng lên, hiện chúng ta đang áp dụng nguyên tắc, phương pháp mới là 9+ và mô hình Kosen của Nhật Bản. Mô hình này có nghĩa là học sinh sau khi tốt nghiệp THCS thì vào thẳng trường nghề - vừa học văn hóa vừa học nghề; khi ra trường, các học sinh này vừa có bằng phổ thông vừa có bằng nghề theo các tiêu chuẩn, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về việc có lãng phí trong đào tạo trung cấp nghề không? Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết "chúng tôi chưa đánh giá kỹ vấn đề này", song nêu rõ "chúng tôi cho rằng không hoàn toàn lãng phí".

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH đánh giá việc các học sinh vừa học nghề vừa học văn hóa sẽ rút ngắn thời gian, thích ứng hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các học sinh khi ra trường sẽ tham gia vào thị trường lao động ngay. Mô hình này đang được các nước trên thế giới áp dụng nhiều như: Nhật Bản, Canada, Đức...

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trong Chỉ thị 21 của Ban Bí thư cũng đã có kết luận về vấn đề này. "Chúng tôi lắng nghe ý kiến đại biểu và sẽ đánh giá lại lần nữa xem hiệu quả đích thực, từ đó có vấn đề gì sẽ điều chỉnh cho phù hợp hơn" - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo