xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Việt Nam luôn khát vọng hòa bình

Văn Duẩn thực hiện

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự, đã bày tỏ như vậy với Báo Người Lao Động, nhân 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2019)

* Phóng viên: 40 năm đã trôi qua, hẳn Thiếu tướng không thể nào quên về cái ngày 17-2-1979?


Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Việt Nam luôn khát vọng hòa bình - Ảnh 1.

Thiếu tướng LÊ MÃ LƯƠNG

- Thiếu tướng LÊ MÃ LƯƠNG: Ngày 17-2-1979, tôi đang ở Lạng Sơn. Còn trước khi bước vào cuộc chiến ác liệt với quân Trung Quốc, tôi đang ở miền Nam, được điều ra Bắc và về Học viện Chính trị. Tháng 10-1978, tôi nhận được lệnh của Tổng cục Chính trị, giao cho tôi chỉ huy 500 học viên của các trường sĩ quan: Chính trị, Lục quân, Hậu cần, Kỹ thuật Quân sự… đi lên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh lên đến tận Lai Châu. Từ tháng 10 đến tháng 12-1978, nhiệm vụ của các học viên là xuống các sư đoàn, xuống các tỉnh đội, các đồn công an vũ trang (nay là biên phòng) để vừa học hỏi kinh nghiệm vừa giúp được gì đó cho các đơn vị; kết hợp làm công tác tuyên truyền, nắm tình hình hoạt động ở cơ sở...

Trước khi cuộc chiến nổ ra, 6 tỉnh biên giới nhìn chung khá yên bình. Nhưng khi cuộc chiến xảy ra và 1 tháng sau quay trở lại Lạng Sơn, Lào Cai, tất cả nhà cửa, công trình... đều tan hoang. Không có cuộc chiến tranh nào giống cuộc chiến tranh nào nhưng đều có điểm chung, đó là mất mát, hy sinh và đau thương, tang tóc. Giá không có chiến tranh thì tốt biết bao nhiêu!

* 18 ngày sau khi Trung Quốc đưa hơn 60 vạn quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, vào ngày 5-3-1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra Lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến. Hàng triệu người Việt Nam khi ấy đã sẵn sàng lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Và cũng trong ngày hôm đó, Trung Quốc tuyên bố rút quân. Ông có thể phân tích động thái này của Trung Quốc trong bối cảnh lúc bấy giờ?

- Ngày 28-2, lúc ấy cuộc chiến mới diễn ra được 11 ngày, Bộ Quốc phòng rút một số cán bộ có kinh nghiệm chiến đấu chỉ huy cấp trung đoàn như tôi trở lên, thành một nhóm 6 người, có nhiệm vụ đốc chiến Sư đoàn 312. Đây là sư đoàn cơ động chiến lược của chúng ta với nhiệm vụ chiến đấu tiêu diệt một trung đoàn bộ binh của Trung Quốc. Chúng tôi có mặt ở khu vực Đồng Mỏ (huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) và tôi thấy khí thế hừng hực, quyết tâm để chuẩn bị bước vào trận đánh, trên từng khuôn mặt của mỗi người lính của Sư đoàn 312 khi ấy. Tuy nhiên, đến ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố dừng binh và rút quân.

Lúc ấy, tôi đã nói với các cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 312 rằng không biết căn nguyên vì sao Trung Quốc dừng binh nhưng tôi khẳng định rằng chúng ta đã tạo ra được một thế trận vững vàng. Chúng ta có thể đĩnh đạc bước vào các trận chiến đấu tiếp theo và sẽ khiến quân Trung Quốc phải trả giá.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Việt Nam luôn khát vọng hòa bình - Ảnh 2.

Đài tưởng niệm liệt sĩ Pò Hèn, nơi khắc tên 86 liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đang được chỉnh trang Ảnh: TRỌNG ĐỨC

* Lệnh tổng động viên được ban bố, chúng ta đã sẵn sàng tổng tấn công, phản kích để đánh bật quân Trung Quốc ra khỏi biên giới. Vì sao chúng ta lại dừng kế hoạch tổng phản công và để cho Trung Quốc được rút quân?

- Dân tộc ta, với tâm thế của một đất nước từng phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên dù thời điểm Trung Quốc tuyên bố rút quân, chúng ta đang nắm thế chủ động ở thế thắng trên chiến trường nhưng quân, dân ta đã chấp hành lệnh của cấp trên rất nghiêm túc, đó là để cho quân Trung Quốc được rút lui.

Điều đó nói lên rằng truyền thống của cha ông ta chống giặc ngoại xâm đã thấm đẫm vào con tim, khối óc của các thế hệ đã từng cầm súng tham gia cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nay bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Đó là đạo lý, nhân nghĩa của người Việt Nam. Vì vậy, khi đã dừng là không có chuyện trả thù; không làm những việc trái lương tâm như đuổi theo để chặn đánh, tiêu diệt khi đối phương rút quân. Nó thể hiện tính cách cũng như tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.

* Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 đã để lại cho chúng ta những bài học gì, thưa Thiếu tướng?

- Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh chúng ta luôn thể hiện mối bang giao rất tốt, luôn sống hòa bình, hữu nghị với các quốc gia láng giềng, bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, nếu các thế lực thù địch có mưu đồ lấn chiếm, mưu đồ xâm lấn hay xâm lược, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ cho họ thực hiện được mưu đồ ấy. Lịch sử vẻ vang hàng ngàn năm qua đã chứng minh điều đó.

Bây giờ, chúng ta đang sống trong một thế giới đan xen giữa cơ hội, thách thức và phức tạp, chúng ta phải luôn có một cái đầu lạnh, để vừa hòa nhập với thế giới, phát triển kinh tế - xã hội mạnh và bền vững; vừa bảo đảm an ninh quốc phòng vững mạnh, độc lập, tự chủ, có vị thế trên trường quốc tế và góp phần vào sự ổn định, hòa bình của khu vực, thế giới.

Sự mất mát trong mỗi cuộc chiến ở bất cứ quốc gia nào đều là rất lớn và đau thương. Chính vì thế, dân tộc Việt Nam luôn khát vọng hòa bình. 

Sau 40 năm, trở lại các tỉnh biên giới phía Bắc, tôi thấy đổi thay nhiều quá. Đời sống người dân các tỉnh vùng biên đã được nâng lên rất nhiều; tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, ổn định và phát triển. Quan hệ giao thương ở vùng biên của hai quốc gia rất nhộn nhịp. Sự hợp tác hòa bình, hữu nghị giữa các tỉnh vùng biên với nhau rất tốt. Đó là điều rất mừng, đáng trân trọng” - Thiếu tướng Lê Mã Lương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo