xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đập Đá ở Huế nhanh hỏng là do chọn biện pháp thi công đơn giản?

Q.Nhật

(NLĐO) - Chủ đầu tư công trình cải tạo Đập Đá khẳng định đã biết trước nhược điểm của kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa, hạn chế sức chịu đựng nếu bị lũ ngâm lâu ngày nhưng vẫn chọn dù công trình này được thiết kế với nhiệm vụ giao thông kết hợp thủy lợi, nước sẽ tràn khi sông Hương trên báo động 2.

Ngày 10-11, Ban Quản lý Dự án đầu tư Xây dựng công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế (chủ đầu tư) đã có báo cáo giải trình gửi UBND tỉnh về việc hư hỏng mặt đường công trình cải tạo Đập Đá (TP Huế) do lũ lụt gây ra. Công trình này có tổng mức đầu tư gần 22 tỉ đồng, vừa hết hạn bảo hành 5 tháng.

Theo báo cáo, đợt lũ từ ngày 5 đến 8-11, khiến Đập Đá có lúc ngập 2,1 m trong 3 ngày, lưu tốc tràn qua là 8 m3/giây; kết hợp với lực xô ngang của dòng chảy lớn làm giảm sự kết dính giữa các lớp bê tông nhựa mặt đường cũ và mới. Báo cáo khẳng định tần suất lũ đã vượt sức chịu đựng của thiết kế công trình, khả năng chống chịu của bê tông nhựa hạn chế nên làm hư hỏng.

Đập Đá ở Huế nhanh hỏng là do chọn biện pháp thi công đơn giản? - Ảnh 1.

Mặt đường bị xé rất đẹp như có người dùng máy cắt

Đơn vị này cho biết, mặt đường bị bong tróc nhiều vị trí với tổng diện tích chừng 150 m2, thiệt hại khoảng 90 triệu đồng, nhưng không ảnh hưởng đến tính ổn định, kết cấu chịu lực chính của đập.

Một điều khiến dư luận nghi ngờ về chất lượng mặt bê tông nhựa bị hư hỏng là vì sao lũ chỉ "xé" theo từng ô, cho thấy sự kết dính toàn mảng mặt đường được thảm; nằm chủ yếu ở phần hạ lưu so với lực nước chảy từ sông Hương qua sông Như Ý. Trong khi công trình này vừa có nhiệm vụ giao thông lại là đập tràn cho nước dâng khi sông Hương vượt báo động 2 nhưng lại thảm bằng bê tông nhựa, ảnh hưởng đến khả năng chịu lực?. "Trước kia, Đập Đá cũng thảm mặt đường bằng bê tông nhựa, qua bao cơn lũ có bị gì đâu?. Nay đầu tư cải tạo, nâng cấp hàng chục tỉ đồng, chỉ vài cơn lũ đã bị hư hỏng" – nhiều người dân ở TP Huế nêu vấn đề.

Đập Đá ở Huế nhanh hỏng là do chọn biện pháp thi công đơn giản? - Ảnh 2.

Lũ tạo ra những điểm bong tróc khá ngay thẳng như bị cắt

Theo chủ đầu tư, trong giai đoạn nghiên cứu dự án và thiết kế, các đơn vị liên quan đã đưa ra 2 phương án là mặt đường bằng bê tông xi măng và bê tông nhựa. Tuy nhiên, sau khi so sánh ưu và nhược điểm, đã chọn phương án thảm bằng bê tông nhựa. Lý do chọn phương án này là tạo sự êm thuận cho phương tiện lưu thông, mỹ quan, biện pháp thi công đơn giản, tiến độ nhanh, giá thành thấp, tận dụng được mặt đường cũ. "Khả năng chống chịu trong môi trường nước có phần hạn chế, đặc biệt là ngập nước dài ngày. Tuy nhiên, nếu thảm bằng bê tông xi măng dù sức chống chịu cao hơn nhưng không phù hợp thẩm mỹ, kết cấu, biện pháp thi công phức tạp hơn, phải đào bỏ mặt đường cũ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu giải pháp mặt đường phù hợp, đảm bảo môi trong trường hợp mưa lũ lớn dài ngày để khắc phục" – báo cáo khẳng định.

Trước đó, Báo Người Lao Động đã phản ánh, sau khi lũ rút, công trình Đập Đá ngăn giữa sông Hương với sông Như Ý (TP Huế) xuất hiện nhiều vị trí mặt đường bong tróc; người dân nghi ngờ đến chất lượng bởi công trình cải tạo này vừa mới bàn giao, đưa vào sử dụng tháng 6-2016.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo