xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đâu dễ nhường ghế

Phạm Hồ

200 triệu đồng hỗ trợ cho cán bộ lãnh đạo rời khỏi ghế là một trong những nội dung được Sở Nội vụ TP Đà Nẵng đưa vào dự thảo nghị quyết trình HĐND TP trong kỳ họp sắp tới. Công tác tổ chức cán bộ nhưng nghe như một màn “khuyến mãi”.

Lý do được sở này đưa ra là nhằm tạo cơ hội cho những cán bộ trẻ đảm đương công việc lãnh đạo nhưng lý do này xem ra có quá nhiều vấn đề khó hiểu. Trước hết, công tác quy hoạch cán bộ phải được chuẩn bị từ lâu và không có lý do gì phải ùn ứ mà gấp gáp cần tìm ghế bố trí cho cán bộ trẻ. Kế đến, nguồn tiền hỗ trợ này từ đâu ra và việc sử dụng như thế liệu có hợp lý. Nói cho cùng đây là của công, không thể cứ muốn phân phát tùy hỷ như thế, cho dù là có thông qua HĐND. Và quan trọng hơn, lực lượng cán bộ lớn tuổi hiện nay làm việc như thế nào, hiệu quả ra sao khi sẵn sàng nghỉ việc mà không ảnh hưởng đến công tác phục vụ người dân?

Dư luận không khỏi khó nghĩ, phải chăng cách làm trên nhằm giải quyết cho tình trạng ghế ít người nhiều đang phổ biến hầu hết các tỉnh, thành hiện nay. Rồi lẩn khuất trong các cơ quan nhà nước không ít con cháu, họ hàng của những cán bộ lãnh đạo đang chờ ngày xuất hiện. Không đâu xa, hàng loạt địa phương vừa bị các cơ quan phát hiện con cái các vị lãnh đạo được bố trí vào các vị trí khá thơm thảo và đặt để những bước tiến thân trong tương lai. Không đủ ghế thì phải nhường nhịn nhau, ưu đãi nhau để chia sẻ âu cũng chuyện thường tình.

Nhiều nơi khoác cho công tác đào tạo cán bộ trẻ bằng chiếc áo nhiều màu: có chí tiến thân, bản lĩnh chính trị, nhà có truyền thống, năng lực vượt trội... Nhưng khi các cơ quan vào cuộc mới vỡ lẽ đây là con ông A, ông B lãnh đạo tại địa phương hoặc cháu ông X,Y... nào đó từ trung ương gửi xuống. Họ bất chấp quy trình, không ngại vi phạm cài cắm hẳn vào những vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo địa phương. Câu chuyện Lê Phước Hoài Bảo được bổ nhiệm sai quy trình làm giám đốc sở tại Quảng Nam là minh chứng khá rõ ràng cho thực trạng này.

Về mặt lý thuyết, các vị trí làm việc trong bộ máy quản trị địa phương đều được tạo điều kiện cho mọi người phấn đấu. Nhiều chức danh phải thông qua thi tuyển, quy hoạch đưa đi đào tạo ở nước ngoài... Nhưng thực tế thì sao? Không ít người sau khi được đào tạo sẵn sàng bỏ việc, bồi thường tiền để không bước vào cơ quan công quyền làm việc. Họ nói thẳng có cố gắng cũng vô ích bởi ở không ít nơi phân công và bổ nhiệm cán bộ không căn cứ vào năng lực. Có những vị trí, những con đường tiến thân trong cửa công đã được dọn sẵn cho những người cụ thể.

Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ là việc nên làm nhưng nếu không dựa vào năng lực thực sự thì chẳng giúp ích gì nhiều cho người dân. Thậm chí, năng lực kém, đạo đức yếu mà đặt để vào những vị trí quan trọng còn nguy hiểm hơn. Đà Nẵng chẳng phải đã từng có cán bộ rất trẻ làm lãnh đạo đó sao và hậu quả từ những sai phạm của người này cho đến nay vẫn chưa giải quyết xong

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo