xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Di chúc Bác Hồ: Quốc bảo và pháp bảo

Bài và ảnh: ĐỨC NGỌC

Dù nửa thế kỷ trôi qua nhưng Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là chủ thuyết xây dựng Đảng cầm quyền và chính sách xây dựng cuộc sống cho nhân dân

Nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, tối 12-4, Thành ủy - UBND TP HCM phối hợp Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình cầu truyền hình "Nguồn sáng dẫn đường". Chương trình được truyền trực tiếp từ 2 điểm cầu: Khu Di tích Kim Liên (tỉnh Nghệ An) và Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh TP HCM.

Từng câu từng chữ còn ấm hơi Người!

Dù đã nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng khi nghe đọc lại Di chúc của Bác, mọi người đều cảm thấy tràn đầy xúc động. Từng câu, từng chữ vẫn còn ấm hơi Người. Có mặt tại điểm cầu Nghệ An, chị Nguyễn Thị Lan tâm sự: "Nghe lại Di chúc của Người tôi cứ nghĩ như Bác mới mất hôm qua. Những gì Bác căn dặn sẽ được người dân chúng tôi ghi nhớ trong lòng".

GS-TS Hoàng Chí Bảo (chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình trung ương) - nhà nghiên cứu nổi tiếng về Chủ tịch Hồ Chí Minh - cho biết bản Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại chỉ vẻn vẹn 1.000 từ nhưng Bác dặn dò không sót một điều gì. "Bản Di chúc chứa đựng những giá trị rất thiêng liêng và chính thức được xếp vào danh mục bảo vật quốc gia. Đó không chỉ là quốc bảo mà còn là pháp bảo khi kết tinh tất cả tư tưởng, trí tuệ, đạo đức của Người, là chủ thuyết xây dựng Đảng cầm quyền và chính sách xây dựng cuộc sống cho nhân dân" - GS-TS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.

Bày tỏ niềm vinh dự có mặt tại một chương trình truyền hình đầy ý nghĩa, anh Hồ Xuân Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu, chia sẻ: "Di chúc của Bác là một văn bản lịch sử có giá trị lớn lao và nhân văn. Tôi nhớ Bác Hồ có căn dặn thanh niên phải có chí tiến thủ, hoài bão lo việc lớn, vì nước vì dân; còn trẻ phải biết tránh xa danh vọng, quyền lực vì những cái đó dễ làm hư hỏng con người".

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ xuyên suốt

Nhân 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ, trong chương trình "Nguồn sáng dẫn đường", vụ án Trần Dụ Châu cũng được nhắc lại. Lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh y án tử hình một cán bộ cấp cao với tội danh "Biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến". Đây là án tham nhũng điển hình xảy ra trong bối cảnh Đảng, nhà nước, quân và dân ta còn gặp muôn trùng khó khăn, ăn đói, mặc rét nhằm đẩy mạnh công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tại sao một người giàu lòng nhân ái như Bác Hồ lại có quyết định cứng rắn như vậy? TS Chu Đức Tính, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, phân tích: Trong Di chúc, xây dựng chỉnh đốn Đảng được Hồ Chủ tịch xem như là một nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng. Nó có ý nghĩa không chỉ trong thời điểm đất nước còn chiến tranh và là vấn đề thời sự, cấp bách của hôm nay. "Bởi vì Đảng cầm quyền nên mọi sự sai đúng của Đảng, tốt xấu của cán bộ, đảng viên, không còn bó hẹp trong nội bộ Đảng mà nó tác động tới toàn xã hội" - ông Tính nhấn mạnh.

Di chúc Bác Hồ: Quốc bảo và pháp bảo - Ảnh 1.

Cầu truyền hình “Nguồn sáng dẫn đường” tại Nghệ An tối 12-4

Miền Nam trong trái tim Người

Sinh thời, Bác Hồ luôn đau đáu nhớ về quê hương xứ Nghệ, vào ngày 21-7-1969, chỉ hơn 1 tháng trước khi đi xa, Người đã viết thư riêng cho quê nhà. Đầu thư Bác viết: "Thân ái gửi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An. Bác tuyên dương những thành tích trong chiến đấu và sản xuất của quân dân Nghệ An". Rồi Bác căn dặn: "Sắp tới phải làm gì? Tích cực thực hiện dân chủ với nhân dân hơn nữa. Cán bộ, đảng viên, đoàn viên cần thường xuyên tự phê bình trước nhân dân, khuyến khích nhân dân phê bình. Khiêm tốn lắng nghe ý kiến của nhân dân để phát huy những việc tốt, sửa chữa những việc sai, làm công tác tốt hơn".

Ông Trương Công Anh, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An, cho biết đây là bức thư Bác gửi cho một Đảng bộ địa phương nhưng cũng là lời dạy sâu sắc về công tác xây dựng, chỉnh đốn chung cho toàn Đảng. "Bác từng nói "Đảng là mỗi chúng ta", vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, tự phê bình và phê bình!" - ông Công Anh bày tỏ.

Tại chương trình, khán giả được nghe những câu chuyện xúc động, những thước phim tư liệu quý, sâu sắc về giá trị tư tưởng Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như quyết tâm của nhân dân cả nước thực hiện tâm nguyện của Người. Trong đó xúc động nhất là được nghe lại những tâm tư, nguyện vọng của Bác với miền Nam.

Trước khi rời xa chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần thiết tha đề nghị với trung ương, với Bộ Chính trị thu xếp cho Người đi thăm đồng bào chiến sĩ trên tiền tuyến lớn miền Nam. Dù rất thương Bác nhưng vì chiến tranh ác liệt, Trung ương không thể thu xếp cho Người đi được... Những người có mặt tại chương trình, nhiều người đã không cầm được nước mắt khi nghe lại những vần thơ của Tố Hữu viết về Bác: "Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà. Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha".

Tham dự chương trình còn có nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đã có nhiều kỷ niệm về Bác Hồ. NSƯT Song Thao tâm sự vào tháng 9-1969, bà đi tập huấn ở Hà Nội chuẩn bị cho chuyến lưu diễn nước ngoài, cả đoàn rất hy vọng được gặp Bác Hồ. "Nhưng nghe tin Bác mất, chúng tôi khóc rất nhiều. Rồi tôi gặp nhạc sĩ Đỗ Nhuận, anh vừa sáng tác bài hát "Trông cây lại nhớ đến Người". Anh đưa bài này cho tôi tập chỉ trong 15 phút, sau đó ra Đài Tiếng nói Việt Nam thu âm và phát ngay để đưa tiễn Bác" - NSƯT Song Thao tâm sự. 

Nhớ tới Bác để nỗ lực vượt khó

Có mặt tại đầu cầu TP HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM - cho biết trong Di chúc, Bác Hồ nhắn gửi: “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên”. Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay, thanh niên được kỳ vọng là người giữ trọng trách của lực lượng đi đầu trong việc đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức, phát triển bền vững. Vì vậy, ngoài việc nắm bắt tri thức, kỹ năng thì việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho thế hệ trẻ là công việc cấp bách hiện nay. Với trách nhiệm là người đứng đầu Đảng bộ TP HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết luôn dành sự quan tâm đến thế hệ trẻ, tạo điều kiện để thế hệ trẻ cống hiến và phát triển. “Nếu bạn trẻ nào lập nghiệp gặp khó khăn muốn bỏ cuộc hãy nhớ tới ông cha, nhớ tới Bác để nỗ lực vượt qua khó khăn, cùng góp sức trẻ xây dựng cho đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời Bác Hồ từng mong muốn” - ông Nguyễn Thiện Nhân nhắn nhủ.

anh ông quang phó bí thư thắp hương (1)

Ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Khu Di tích lịch sử Kim Liên

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiều 12-4, đoàn công tác TP HCM do ông Trần Lưu Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy - dẫn đầu, với sự tham dự của bà Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, cùng các cán bộ lãnh đạo Ban Tuyên giáo, các ban - ngành... đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử Kim Liên.

Sau đó, đoàn đã đến thắp hương tại Khu Lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (huyện Hưng Nguyên) và Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai (TP Vinh).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo