xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

DI CƯ BẤT HỢP PHÁP: MÁU VÀ NƯỚC MẮT: Cuốn theo làn sóng di cư

BẢO ANH - HẢI LIÊN

Ở Hà Tĩnh, thấy nhà này có nhà cao cửa rộng nhờ sang châu Âu nên người khác quyết chí đi; cán bộ xã cũng nghỉ việc để đi

Trong những năm qua, cùng với Nghệ An, Hà Tĩnh là một trong những địa phương có số lượng lao động sang Anh nhiều nhất nước. Phía sau lũy tre làng, nhiều ngôi nhà mới khang trang mọc lên nhưng cũng không ít gia đình rơi vào cùng quẫn do những hệ lụy của di cư bất hợp pháp gây ra.

"Không biết khi nào thằng Giáo mới về"

Liên quan đến vụ việc 39 người tử vong trong container ở Anh, đến thời điểm này, ít nhất có 10 gia đình ở Hà Tĩnh trình báo mất liên lạc với người thân, nghi là nạn nhân trong số này.

Trực tiếp đến các gia đình, mới biết vì sao họ bất chấp rủi ro để cho con em mình ra nước ngoài. Một trong số đó là gia đình bà Nguyễn Thị Hương (62 tuổi; ngụ phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh). Bà Hương là mẹ của anh Nguyễn Văn Giáo (37 tuổi), người mất liên lạc với gia đình từ khi xảy ra vụ việc trên. Trong căn nhà cấp 4 xập xệ, mấy ngày qua bà Hương nấc không ra tiếng. Khi thấy chúng tôi, bà hỏi trong vô vọng: "Không biết khi nào thằng Giáo mới về với tui… các chú ơi".

Đầu năm 2019, anh Giáo được một người trong địa phương giới thiệu cho đường dây đưa người lao động sang Anh. Trước khi đi, người môi giới yêu cầu vợ chồng anh đưa trước 200 triệu đồng. Sau khi sang Anh, gia đình phải đóng thêm 400 triệu đồng. Đầu tháng 7, anh Giáo nhận được tin báo ngày 17-7 sẽ sang một số nước châu Âu rồi đến Anh. Tuy nhiên, đến ngày 6-8, gia đình bà Hương nhận được tin báo qua điện thoại từ một người môi giới: "Xin chia buồn với gia đình, anh Giáo không may mắn nên đã bị chết trên đường qua Anh".

DI CƯ BẤT HỢP PHÁP: MÁU VÀ NƯỚC MẮT: Cuốn theo làn sóng di cư - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Hương đau đớn khi được báo tin con mấtẢnh: PHAN ANH

Cách đây vài ngày, người môi giới mang 200 triệu đồng đến đưa cho vợ anh Giáo, nói là hỗ trợ để gia đình tổ chức ma chay. Cũng từ đó đến nay, gia đình bà Hương không thể liên lạc được với người này. "Con biệt tích, nợ nần chồng chất, biết xoay trở thế nào đây. Vợ còn trẻ, con còn nhỏ, mẹ già sẽ sống ra sao. Con ra đi mà chưa kịp ăn đọi cơm mẹ nấu, chưa kịp uống đọi nước mẹ đun, không biết giờ con đang ở đâu, Giáo ơi…" - bà Hương nấc nghẹn.

Mấy ngày nay, ông Phạm Văn Thìn (55 tuổi; trú thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc) như người thất thần trước di ảnh của con trên bàn thờ. Ông Thìn là bố chị Phạm Thị Trà My (26 tuổi), nghi là một trong 39 nạn nhân. "Cũng vì gia đình khó khăn, sau khi em nó đi Nhật về chưa tìm được việc làm, gia đình vay mượn thêm tiền để có 900 triệu đồng đưa cho "cầu" (người môi giới) lo liệu sang Anh. Giờ em nó mất rồi, nợ vẫn còn đó, gia đình không biết cách nào để trả" - ông Thìn tuyệt vọng.

Đi để có nhà to hơn

Dù chưa có thông tin chính thức từ các cơ quan chức năng nhưng những ngày qua, không khí đau buồn bao trùm các thôn xóm, nơi có con em sang Anh nghi là nạn nhân thiệt mạng nơi đất khách quê người. Ông Võ Xuân Phong, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Can Lộc, cho biết tính đến thời điểm này, toàn huyện có hơn 7.000 người đang đi lao động ở nước ngoài. Trong số này có khá nhiều người sang châu Âu bất hợp pháp, nhất là sang Anh.

Ông Đặng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc), cho biết thêm chỉ riêng xã này đã có đến 1.279 người đi nước ngoài làm việc. Trong đó có đến 704 người sang châu Âu bất hợp pháp. Đặc biệt, không chỉ người dân mà ngay cả cán bộ xã cũng xin nghỉ việc để sang châu Âu. "Có 3 cán bộ xin nghỉ, trong đó có một người đương chức là trưởng công an xã. Làn sóng di cư bất hợp pháp cuốn hút người dân, kéo theo rất nhiều hệ lụy" - ông Tuấn nhìn nhận.

Cũng theo ông Tuấn, Thiên Lộc là xã thuần nông, là vùng bán sơn địa, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Vì kinh tế khó khăn nên người dân nơi đây quyết định ly hương để mong đổi đời một cách nhanh chóng. Phong trào đi nước ngoài tại địa phương này nở rộ từ năm 1998 - 1999. "Nhiều người ra đi làm ăn khấm khá, gửi tiền về xây nhà mới khang trang, mua sắm xe cộ. Người chưa đi thấy thế nên quyết đi cho bằng được để mong có nhà to hơn, xe đắt tiền hơn. Cũng nhờ vậy mà bộ mặt địa phương thay đổi nhanh chóng, nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều. Nhưng cũng không ít gia đình thất bại, nợ nần chồng chất mà vụ việc 39 người thiệt mạng ở Anh là lời cảnh tỉnh cần thiết cho nhiều người" - ông Tuấn nói. 

Có gì đau bằng nỗi đau mất con

Chỉ cách đây hơn nửa tháng, ông Nguyễn Đình Gia (SN 1962; trú xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc) mơ ước sẽ xây lại ngôi nhà từ đồng tiền của con ở Anh gửi về. Nhưng bi kịch đã ập xuống gia đình ông. Con ông, anh Nguyễn Đình Lượng, nghi đã chết trong chuyến đi định mệnh vào Anh. "Bốn trăm triệu đồng để đầu tư cho con và hậu quả mà gia đình tôi phải nhận là quá đắt. Có gì đau bằng nỗi đau mất con" - ông Gia buồn bã nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo