xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đi hợp pháp, làm hết mình

ĐĂNG KHOA

Nếu siêng năng làm việc, sau khi hết hạn hợp đồng tại Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, mỗi lao động Việt Nam có thể dành dụm được vài trăm triệu đồng. Tại một số thị trường, lao động Việt Nam còn có cơ hội quay trở lại làm việc nếu đạt các yêu cầu của đơn vị phái cử.

Bên cạnh những thông tin tốt đẹp trên, vẫn còn tình trạng người lao động (NLĐ) ra nước ngoài làm việc rồi bỏ trốn hoặc phạm pháp; ở trong nước thì bị doanh nghiệp (DN), cá nhân lừa đảo khiến cho tiền mất, nợ mang như loạt bài Báo Người Lao Động khởi đăng từ ngày 26-6. Phía sau những câu chuyện buồn từ mỗi hoàn cảnh đều là những bài học không bao giờ cũ, được nói đến nhiều mà vẫn lặp lại với không ít người.

Đa số người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) là người nghèo ở nông thôn. Nhìn sang hàng xóm, thấy nhiều người đổi đời nhờ ra nước ngoài làm việc, người ở nhà cũng nôn nao. Rồi kéo nhau đi theo bà con, bè bạn, chấp nhận tha hương để kiếm sống, đồng cam cộng khổ với ước mơ thoát nghèo trước, làm giàu sau. Họ qua Lào, Thái Lan… theo dạng lao động tự do để làm thuê, buôn bán. Hoặc ra đi làm việc hợp pháp, được các DN có chức năng XKLĐ phái cử với các thủ tục, hồ sơ chặt chẽ. Nhưng cũng không ít người dính phải bẫy lừa của những cá nhân và DN không có giấy phép XKLĐ nhưng đứng ra làm giả hồ sơ, thu tiền của người nghèo rồi tháo chạy…

Sở dĩ NLĐ mắc bẫy bởi họ không có sự lựa chọn nào khác trong những tình thế đưa đẩy. Họ cũng thiếu thông tin về DN nên tin tưởng mà giao tiền. Phần khác cũng bởi họ nghèo nên ham rẻ, thấy nơi nào thu tiền ít thì lao vào để rồi mất tiền, ôm nợ, lại không đi được. Cũng có người sang được nước ngoài thì gặp phải DN với điều kiện làm việc tồi tệ (như loạt bài Báo Người Lao Động từng phản ánh khi NLĐ sang Nga làm công nhân xưởng may). Không ít người sang Hàn Quốc, Nhật Bản lại nghe lời xúi giục, ham lương cao, bỏ trốn ra ngoài sống và làm việc bất hợp pháp, có người túng quẫn có hành vi phạm pháp. Nhóm người này bị truy đuổi, trục xuất, dính vòng lao lý. Cánh cửa XKLĐ đóng chặt và cánh cửa cuộc đời hẹp lại với họ.

Nhu cầu đi nước ngoài làm việc, mong ước đổi đời của NLĐ là đáng trân trọng, sẻ chia. Bị lừa đảo là sự mất mát, nỗi xót xa, cũng là những cảnh báo tiếp tục với NLĐ và nhắc nhở các cơ quan có trách nhiệm hãy gia tăng giám sát, xử lý các DN, cá nhân có hành vi lừa đảo. Đồng thời khuyến cáo NLĐ hãy tỉnh táo, trang bị kiến thức để tự bảo vệ mình. Việc xác định DN có giấy phép XKLĐ hay không, chỉ cần hỏi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương hoặc vào trang web của Cục Quản lý lao động ngoài nước, đối với NLĐ thời nay không phải là việc khó khi ai cũng có điện thoại thông minh và thường xuyên lên mạng.

Chỉ khi nào nắm rõ về pháp nhân của DN, xác thực được tính hợp pháp, DN được cấp phép XKLĐ thì NLĐ mới xem xét làm thủ tục hồ sơ. Khi sang nước ngoài làm việc, hãy luôn siêng năng, làm việc thật tốt và giữ gìn kỷ luật, tuân thủ pháp luật nước sở tại. Chắc chắn NLĐ sẽ có thu nhập bảo đảm, có khoản tiền tiết kiệm khá lớn sau thời gian làm việc. Khi về nước, có thêm cơ hội việc làm hoặc khởi nghiệp với nguồn vốn tích lũy. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo