xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Di sản thế giới đối diện nhiều thách thức

Bài và ảnh: Trần Thường

Chiều 14-9, tại TP Hội An (tỉnh Quảng Nam), Cục Di sản văn hóa (DSVH) phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và Trung tâm Quản lý bảo tồn DSVH Hội An tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Bảo tồn và phát huy giá trị các khu di sản thế giới (DSTG) tại Việt Nam trong bối cảnh hậu COVID-19 và Quản lý DSVH và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam theo Công ước DSTG".

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho biết cả nước có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, được các địa phương quản lý, bảo vệ bền vững nhằm trao truyền cho thế hệ tương lai theo đúng tinh thần Công ước Di sản thế giới. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới vẫn chưa tương xứng và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, các di sản đang đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức.

Bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa - Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, cho hay trước và sau khi đại dịch COVID-19 diễn ra, các khu di sản thế giới tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu đã phải đối mặt với những thách thức: dung hòa giữa bảo tồn - phát triển, tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra; khủng hoảng về tài chính, nhân sự, sự ngắt kết nối với cộng đồng. "Khi đại dịch đang dần qua đi, sự bùng nổ nhu cầu du lịch sau giai đoạn giãn cách xã hội dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, khả năng thích nghi, thích ứng và các biện pháp ứng phó…" - bà Hường nhìn nhận.

Di sản thế giới đối diện nhiều thách thức - Ảnh 1.

Khu phố cổ Hội An và các di sản thế giới ở Việt Nam đối diện nhiều thách thức sau dịch COVID-19

Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết Quảng Nam có 2 di sản thế giới được UNESCO vinh danh gồm đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn. Tuy nhiên, hơn 2 năm qua, dịch COVID-19 đã tác động rất lớn, tiêu cực đến toàn bộ hoạt động du lịch của tỉnh nhà.

Theo PGS-TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, dù hoạt động bảo tồn các di sản thế giới ở Việt Nam được đánh giá cao nhưng bộ phận nghiên cứu khoa học của ban quản lý 8 di sản thế giới ở Việt Nam còn rất mỏng, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học chưa nhiều. Vì vậy, ông đề xuất cần tiếp tục đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học để nhận diện ngày càng sâu sắc và toàn diện hơn các mặt giá trị nổi bật toàn cầu của các di sản thế giới ở Việt Nam.

Kiến trúc sư Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho biết đứng trước những thách thức và yêu cầu đặt ra hậu dịch COVID-19, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để từng bước phục hồi, biến thách thức thành cơ hội, đưa điểm đến Huế trở thành điểm đến xanh, an toàn, thân thiện trong thời gian tới. Địa phương này tập trung xây dựng điểm đến Huế xanh, an toàn, thân thiện; tổ chức không gian và phát triển các sản phẩm mới để tạo sự khác biệt, có tính trải nghiệm cao; mở rộng và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch…

Hạn chế sự chồng chéo trong quản lý

TS Nguyễn Viết Cường, Trưởng Phòng Quản lý di tích - Cục Di sản văn hóa, cho biết để nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản thế giới, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp như: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản thế giới, bảo đảm sự thống nhất, hạn chế sự chồng chéo trong công tác quản lý; kiện toàn bộ máy quản lý di sản thế giới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư tài chính...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo