xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch

Văn Duẩn

(NLĐO)- Sau 4 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP, Đồng bằng sông Cửu Long đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, trong năm qua, kinh tế ĐBSCL đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Sáng 16-12, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch” với sự tham gia của ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường; GS-TS Trần Thục - Phó Chủ tịch, Hội đồng Tư vấn của Uỷ ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu; GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ.

Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch - Ảnh 1.

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”

Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho biết biến đổi khí hậu (BĐKH) trong thời gian qua đã tác động sâu rộng đến đời sống dân sinh, đời sống kinh tế xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Để giải quyết vấn đề này, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT) và Bộ NN-PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành những chương trình, nghị quyết… Những chương trình, chiến lược đề ra đã từng bước đi vào cuộc sống, và thực tế ĐBSCL đang tận hưởng nguồn lực và các hiệu quả từ khoa học, giống mới… để người dân có thể chuyển đổi sinh kế các vùng cho phù hợp, nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất.

Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu được ban hành năm 2017 đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của các cấp, các ngành trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, các dự án cấp bách. Thực tiễn 4 năm triển khai cho thấy việc kế thừa các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước cùng với tích hợp, lồng ghép kết quả các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ, các dự án phát triển đã tạo đà mạnh mẽ cho ĐBSCL phát triển và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch - Ảnh 2.

GS Võ Tòng Xuân dự tọa đàm trực tuyến

Nói về kết quả thực hiện Nghị quyết 120 sau 4 năm triển khai, GS Võ Tòng Xuân cho biết chủ trương thuận thiên với Nghị quyết 120 của Chính phủ ra đời rất đúng lúc, nhất là khi biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất mạnh mẽ không chỉ cho ĐBSCL mà cho cả thế giới.

"Tôi thấy rõ là các tỉnh cũng như các bộ, ngành có chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thuận theo thiên nhiên để phát triển ĐBSCL, đi tới kinh tế nông nghiệp. Khi có Nghị quyết 120, các tỉnh mạnh dạn cùng với bà con nông dân phát triển cây kỹ thuật, hệ thống canh tác"- GS Võ Tòng Xuân cho hay.

Bên cạnh đó, GS Võ Tòng Xuân cũng đã nêu một số hạn chế. Trước đây bà con tự phát làm, có những chỗ trên cánh đồng lúa rất lớn bỗng nhiên có vườn na (mãng cầu), thỉnh thoảng có ruộng xoài 1, 2 ha; có chỗ người ta không trồng lúa mà nuôi cá, mạnh ai nấy làm, rất tự phát.

"Tôi mong rằng tới đây khi Chính phủ triển khai quy hoạch cụ thể hơn, để đây chắc chắn là thuận thiên. Có những nơi mùa mưa chứa nước nhiều quá nhưng mùa khô lại không có, thay vì 3 vụ lúa vừa tốn kém nước ngọt hiếm hoi, thì mùa khô chuyển sang trồng xoài chẳng hạn. Những cách làm đó tới đây các ngành cũng như bà con nông dân ngồi lại cùng với doanh nghiệp có đầu ra lớn bàn bạc để Nghị quyết thành công hơn"- GS Võ Tòng Xuân chia sẻ.

Nêu quan điểm về hướng đi phù hợp cho ĐBSCL vừa thích ứng với BĐKH vừa phòng chống dịch bệnh, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, cho rằng thời gian tới, để bảo đảm thực hiện Nghị quyết 120, phải tập trung một số giải pháp. Trong đó, phải triển khai giải pháp thuận thiên, bảo đảm phù hợp với môi trường.

Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ nhận định khoảng thời gian này là giai đoạn cả nước thực hiện quy hoạch phát triển vùng đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và năm 2050. Vì vậy, đây là sẽ là cơ hội để xây dựng quy hoạch tích hợp phù hợp hệ sinh thái, bảo đảm phù hợp cảnh quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân phát triển liên kết vùng, liên kết TP HCM và Đông Nam bộ trong thời gian tới.

Tổng kết 3 năm triển khai Nghị quyết 120, Chính phủ đã nêu ra "8G" để phát triển bền vững ĐBSCL.

Trong đó, theo GS Võ Tòng Xuân, giao thông rõ ràng là quan trọng nhất. Giao thông có thông suốt thì kinh tế mới phát triển.

Tiếp đó là giáo dục: Đến giờ này chúng ta vẫn có vùng trũng về giáo dục, phổ biến ở vùng sâu vùng xa nên đây là trở ngại phát triển rất lớn.

Gắn kết: Liên kết vùng với nhau có vai trò rất lớn, nhất là qua dịch Covid-19 này, chúng ta thấy nếu không gắn kết thì bà con nông dân rất khó khăn. Phải gắn kết người sản xuất với doanh nghiệp thì mới có kết quả tốt được.

"Tôi thấy 8G đều quan trọng, nhưng 3G nói trên có vai trò rất trọng yếu để phát triển ĐBSCL".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo