xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Siêu lãng phí

A.Q

Tôi ở miền Nam, vừa có chuyến công tác ra miền Bắc, ngồi ôtô chạy theo đường cao tốc từ Hải Phòng về Hà Nội dài hơn 100 km, chỉ mất 1 giờ 45 phút.

Đây là tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế nên rất hiện đại, đã thông xe gần 5 năm, nay vẫn thênh thang và êm ru!

Tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn cũng thế, nhìn chung là rộng, chi phí lớn và đường tốt hơn các tuyến cao tốc ở miền Nam như TP HCM - Trung Lương hay Long Thành - Dầu Giây rất nhiều.

Cho tới thời điểm này, phía Bắc đã có 9 tuyến cao tốc vận hành, trong đó một số tuyến đang lỗ do lưu lượng xe còn ít so với thiết kế, phải chờ thêm các dự án từ các vùng kinh tế mới mong "chạy" hết công năng.

Trước tình hình như vậy, thật bất ngờ khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có kế hoạch đệ trình dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với vốn đầu tư dự tính ban đầu 100.000 tỉ đồng, chưa kể chi phí giải phóng mặt bằng; riêng chi phí nghiên cứu lập quy hoạch thì do chính phủ Trung Quốc tài trợ.

Trong khi đó, Bộ GTVT còn chủ công một đại dự án khác là tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam với tổng vốn đầu tư 58 tỉ USD.

Chiều dài toàn tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khoảng 395 km, qua 8 tỉnh - thành, vận tốc thiết kế 160 km/giờ..., những con số này không nói lên được điều gì về hiệu quả dự án - điều ai cũng lo lắng nhưng thường không tìm được sự giải tỏa, ngay cả khi kém hiệu quả cũng không thấy địa chỉ trách nhiệm nào!

Và mối lo nữa, lớn hơn: Tiền đâu mà làm? Nợ công đã chạm ngưỡng rồi, từ năm nay ngân sách phải dành hơn 1 triệu tỉ đồng để trả nợ nước ngoài, trong khi hàng loạt đại công trình đang khát vốn; còn khối tư nhân thì chưa đủ lực, đồng thời họ chẳng muốn đánh cược với các dự án mơ hồ về hiệu quả, lại có bàn tay của các công ty Trung Quốc nhúng vào.

Mà từ nguồn vốn nào đi nữa, ngân sách, ODA hay vay nợ nước ngoài thì ta cũng phải trả, bằng tiền hoặc các nguồn lực - tài nguyên khác, kiểu gì cũng lấy từ nguồn tiền thuế do người dân, doanh nghiệp đóng góp.

Bài học xương máu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang phơi ra trước mắt, làm từ vốn viện trợ (ODA của chính phủ Trung Quốc) mà nay tổng chi phí đã đắt hơn cả vốn vay rồi; tàu thì vẫn chưa chạy nhưng vô vàn hệ lụy cay đắng khác đã nảy nòi, chẳng biết khi nào mới giải quyết xong. Sắp tới, ai muốn thông qua dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với sự tham gia khá sâu của các đối tác Trung Quốc thì hãy nhìn vào dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông rồi quyết định!

Trong lúc miền Nam mà cụ thể là ĐBSCL đang rất cần có thêm các dự án đường cao tốc để kết nối giao thông và phát triển kinh tế, rất khó hiểu với tính toán của Bộ GTVT về dự án đường sắt mới nói trên. Đó là chưa kể hàng loạt dự án sửa chữa, nâng cấp đường sắt đang "trùm mền" hoặc ì ạch vì thiếu vốn, đội vốn "khủng", cùng với đó là khá nhiều tuyến đường sắt vận hành thua lỗ, ngân sách phải bù hàng chục tỉ đồng mỗi năm mà lại "dám" nghĩ tới việc chi 100.000 tỉ đồng để tiếp tục làm đường sắt cấp vùng thì quả là rất vô lý và siêu lãng phí. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo