xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng biến trẻ thành nạn nhân

Hồ Phi

Tuần qua quả là thời gian không may đối với ngành giáo dục. Dư luận chưa kịp hạ nhiệt với những thông tin sốc từ 2 phiên tòa xử gian lận điểm thi ở Hà Giang và Sơn La thì tiếp tục dậy sóng với nhiều vụ việc bức xúc ở nhiều cấp học tại một số tỉnh, thành.

Trước hết, khi nhắc lại vụ gian lận điểm thì phải thừa nhận nạn nhân trước tiên của vụ việc chính là các em học sinh. Thực lực không đủ nhưng bước chân vào đại học thì các em sẽ học được gì, khi ra trường sẽ làm việc ra sao? Ra trường vẫn không thạo việc đang là thực trạng và viễn cảnh thất nghiệp là không tránh khỏi. Điều nguy hại hơn là những bậc cha mẹ, những người sai phạm vẫn khăng khăng mình không có lỗi khi đối diện với tòa. Xa hơn, họ đổ lỗi cho cơ chế, cho tập thể, thậm chí có người nói dối trơ tráo về việc mình làm, mỉm cười ngạo nghễ. Điều này sẽ cho những học sinh được nâng điểm thấy gì về bài học đối với xã hội? Chúng sẽ ảo tưởng và sai lệch nhận thức. Nếu mai này còn được đặt để vào những vị trí ở cơ quan công quyền, nhận thức này sẽ làm hại người khác và hại chính bản thân.

Ở mức thấp hơn, một giáo viên của Trường THCS Mỹ An (huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) nâng điểm cho 166 bài kiểm tra học kỳ I của học sinh khối lớp 7. Nguyên do rất oái oăm, chỉ bởi giáo viên khác ra đề kiểm tra không theo nội dung mà giáo viên này đã ôn tập cho học sinh. Khi vụ việc bị phát hiện, giáo viên này cũng không đồng ý chấm lại bài thi. Còn với nhà trường, khi cho chấm lại bài thi, thấy điểm quá thấp nên trường... tổ chức thi lại. Trong vụ việc này, từ giáo viên cho đến ban giám hiệu của trường đã bỏ quên cảm nghĩ của học sinh. Chúng sẽ không lo mình bị điểm thấp vì sẽ có giáo viên và nhà trường lo với ám ảnh điểm số học tập thấp sẽ liên lụy đến nhà trường. Câu chuyện này cho thấy mục tiêu của giáo dục không còn đặt ở học sinh.

Thấp hơn nữa là hình ảnh cô bé chỉ vừa học lớp 1 ở một trường tiểu học thuộc TP Hải Phòng đứng ngoài nắng trước cổng trường khiến nhiều người xót xa. Nguyên do là em đến lớp sớm, còn trong giờ nghỉ của học sinh bán trú nên không dám vào trường vì sợ cô giáo phạt. Trước đó, cô giáo chủ nhiệm đã cảnh cáo những học sinh đi học sớm bằng một hành động rất phản giáo dục là chụp hình các cháu rồi bêu riếu trên mạng Zalo của lớp. Đằng sau bức ảnh trên là cả câu chuyện dài: mẹ cháu khó khăn, không thể đóng tiền học bán trú nên đưa đón cháu đi học từng buổi. Giờ làm buổi chiều sớm hơn giờ học nên phải đưa cháu đến trường sớm. Đáng tiếc, sân trường khang trang nhưng quá lạ lẫm với cô bé học trò nghèo.

Quan điểm giáo dục lấy người học làm trung tâm đã phổ biến khắp thế giới từ vài chục năm qua. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Giáo dục của Việt Nam cũng đề cao quan điểm này. Đây không phải là lý thuyết gì quá phức tạp, cao siêu của các nhà quản lý mà đơn giản và cụ thể hơn nhiều: học sinh có được ý thức về việc học và sự phục vụ xã hội, biết xấu hổ với sự dối trá và những đứa trẻ như cô bé lớp 1 kia không phải thất thểu trước cổng trường khi gia đình không đủ điều kiện. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo