xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dùng cân tự động để phạt "nguội"

Bài và ảnh: Thu Hồng

Đưa hệ thống cân cảm biến để phạt "nguội" xe quá tải không chỉ nâng cao hiệu quả xử phạt mà còn hạn chế tác động của con người, tránh những hành vi chống đối, gây mất an ninh trật tự trên đường

UBND TP HCM vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) triển khai trạm cân tự động để phạt "nguội" xe quá tải trọng.

Khó khăn, bất cập

Một ngày đầu tháng 4, chúng tôi có mặt tại trạm cân trên đường Nguyễn Văn Linh (hướng từ quận 7 về huyện Bình Chánh). Khoảng 11 giờ, dòng phương tiện bắt đầu ùn ứ tại giao lộ Nguyễn Văn Linh - Phạm Hùng kéo dài đến cầu Ông Lớn. Khi xe quá tải trọng qua cân, chuông báo động reo lên nhưng thanh tra giao thông (TTGT) vẫn không ra hiệu lệnh dừng xe. Lý giải việc này, một TTGT nói khi ùn ứ, việc cân sẽ không chính xác do đuôi xe trước cấn với đầu xe sau nên cho kết quả sai.

Tại trạm cân ở trạm thu phí An Sương - An Lạc (Quốc lộ 1, quận Bình Tân), dù cân hoạt động 24/24 giờ nhưng lực lượng TTGT chỉ dừng xe, xử phạt vào ban đêm, từ 22 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau.Ông Phan Minh Hải, Đội phó Đội TTGT số 8, giải thích: Tuyến Quốc lộ 1, từ quận 12 đến quận Bình Tân, lưu lượng xe rất đông, một số đoạn thường xuyên ùn ứ giờ cao điểm. Nếu ban ngày dừng phương tiện để kiểm tra sẽ dẫn đến ùn ứ kéo dài trên Quốc lộ 1.

Phân tích thêm những khó khăn của các trạm cân, ông Lê Văn Thường, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT TP HCM, nói toàn thành phố có 7 trạm cân kiểm soát tải trọng phương tiện đặt tại các tuyến đường cửa ngõ như đường Nguyễn Văn Linh (2 trạm), đường Võ Chí Công (1 trạm), đường Đồng Văn Cống (1 trạm), Quốc lộ 1 (2 trạm) và 1 cân lưu động. Các trạm cân hoạt động 24/24 giờ với 7 ngày trong tuần. Từ năm 2017, Lực lượng TNXP TP HCM và CSGT ngưng phối hợp với TTGT để quản lý, vận hành các trạm cân nên chỉ còn TTGT tham gia. "Để vận hành 7 trạm cân, ngoài 117 thanh tra viên, nhân viên hợp đồng, còn có 28 nhân viên kỹ thuật thuộc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị chia ca túc trực xuyên suốt. Lực lượng vẫn còn quá mỏng" - ông Lê Văn Thường nói.

Cũng theo ông Lê Văn Thường, vị trí đặt trạm cân phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật như mặt bằng bệ đặt cân, chiều rộng mặt đường, ít có đường tránh, hệ thống đèn lưới cung cấp cho trạm... Nếu không đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định thì toàn bộ hệ thống thiết bị cân sẽ hoạt động không đồng bộ, hư hỏng. Do đó, từ năm 2014 đến nay, dù TTGT cùng các cơ quan khảo sát nhiều lần trên các tuyến quốc lộ nhưng vẫn không có vị trí đáp ứng đủ các điều kiện trên. Chưa kể, địa bàn thành phố do chưa có bãi hạ tải nên trong quá trình kiểm tra xử lý phương tiện chỉ yêu cầu phương tiện quay đầu về điểm xuất phát để hạ tải.

Dùng cân tự động để phạt nguội - Ảnh 1.

Kiểm tra phương tiện tại trạm cân cầu Ông Lớn (quận 7)

Kiến nghị cho phép phạt "nguội"

Để hạn chế những khó khăn trên, ông Lê Văn Thường cho hay cần sớm đưa hệ thống cân cảm biến để phạt "nguội" xe quá tải như đề xuất của UBND TP TP HCM. Bởi phạt "nguội" không chỉ nâng cao hiệu quả xử phạt mà còn hạn chế tác động của con người, tránh những hành vi chống đối, gây mất an ninh trật tự trên đường.

Mới đây, UBND TP HCM đã kiến nghị Bộ GTVT cho phép triển khai xử phạt "nguội" xe chở quá tải thông qua các trạm kiểm tra tải trọng xe đã đầu tư trên địa bàn. Cụ thể, về công nghệ của cân, áp dụng đối với các trạm kiểm tra tải trọng xe đã đầu tư trên địa bàn TP HCM sử dụng cảm biến thạch anh. Các thiết bị cân tải trọng yêu cầu đáp ứng đầy đủ các quy định về độ chính xác (sai số ≤ 5%), tính pháp lý của thiết bị cân (đã được Viện Đo lường Việt Nam kiểm định) giống với các trạm cân do Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã triển khai thí điểm trên Quốc lộ 5 (cảm biến lực Load Cell).

Về quy trình phạt nguội, thành phố kiến nghị áp dụng quy trình sử dụng kết quả thu được từ thiết bị cân kiểm tra tải trọng cố định để xử phạt vi phạm khi không có mặt xe, chủ xe và tài xế.

Về đối tượng xử phạt và công tác hạ tải, thành phố cũng kiến nghị cho phép xử phạt các hành vi vi phạm tải trọng của phương tiện, tải trọng của cầu, đường thông qua trạm kiểm tra tải trọng xe tự động theo hướng tập trung vào xử phạt đối tượng là chủ phương tiện. Trường hợp xác định được người điều khiển phương tiện không phải là chủ phương tiện thì xử phạt thêm đối tượng là người điều khiển phương tiện. Đặc biệt, không yêu cầu hạ phần hàng quá tải tại nơi phát hiện vi phạm (đối với hình thức xử phạt "nguội").

Về lâu dài, TP HCM kiến nghị các bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật xử lý vi phạm hành chính theo hướng "xử phạt nguội" hoàn toàn tự động như các nước phát triển, không thực hiện bước xác minh hành vi vi phạm; đồng thời sớm ban hành sửa đổi Luật Giao thông đường bộ. 

Hàng ngàn phương tiện vi phạm bị xử lý

Thông qua hệ thống các trạm cân kiểm tra tải trọng trên địa bàn TP HCM, giai đoạn 2016-2021, Thanh tra Sở GTVT TP HCM đã kiểm tra 7.544 lượt xe, phát hiện và lập biên bản 6.166 trường hợp đối với 3.150 phương tiện vi phạm về chở hàng quá tải trọng cho phép với số tiền gần 80 tỉ đồng. Trong năm 2021, Thanh tra Sở GTVT TP HCM đã kiểm tra 2.963 phương tiện, lập biên bản 1.106 trường hợp vi phạm với số tiền hơn 17 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo