xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng đặt gánh nặng lên học sinh!

Văn Duẩn

Các đại biểu Quốc hội đề nghị không xem học sinh là "chuột bạch", nhồi nhét kiến thức hàn lâm mà phải dạy để các em làm việc và làm người

Sáng 15-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Vấn đề được các đại biểu (ĐB) quan tâm là chất lượng dạy và học, chương trình sách giáo khoa, thi THPT quốc gia và các chủ trương thí điểm, thực nghiệm trong giáo dục.

Nên để địa phương tổ chức thi THPT

ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) nhấn mạnh giáo dục hiện nay nặng về dạy kiến thức hàn lâm, nhẹ về kỹ năng sống, đào tạo làm người và hướng nghiệp. "Người lớn đã nghĩ ra quá nhiều điều để nhồi nhét vào bộ óc còn non nớt của trẻ, làm cho việc học tập trở thành áp lực, gánh nặng quá lớn. Một bộ phận không nhỏ trẻ sợ học, không thích học và chán học" - ĐB Thưởng phân tích.

Từ áp lực học hành dẫn tới áp lực thi cử quá lớn và từ đó phát sinh nhiều tiêu cực, ĐB Thưởng đề nghị tới đây không nên tổ chức thi THPT quốc gia như hiện nay. "Vệc đánh giá và tổ chức thi tốt nghiệp nên giao cho các sở và các trường phổ thông địa phương tự lo và đánh giá thi cử. Có chăng chỉ nên tổ chức một kỳ thi quốc gia để chọn học sinh vào các trường ĐH" - ĐB Thưởng đề nghị.

Dành trọn 7 phút để góp ý về triết lý giáo dục, ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) dẫn chứng trong hàng chục khẩu hiệu được quy định tại Công văn 282 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không có khẩu hiệu nào đủ cô đọng và khái quát ở tầm tư tưởng để trở thành triết lý giáo dục của Việt Nam.

Cho rằng mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục của dự thảo lần này với Luật Giáo dục cách đây 20 năm dường như không thay đổi, ĐB Nhân đề nghị giáo dục phải mạnh dạn phá bỏ những tư duy cũ kỹ. "Một nền giáo dục thiếu triết lý cũng như thiếu một ngọn hải đăng dẫn đường, đồng thời làm đất nước thiếu đi một bộ phận cấu thành triết lý phát triển vì tất cả khởi thủy từ giáo dục" - ông Nhân nhấn mạnh.

Đừng đặt gánh nặng lên học sinh! - Ảnh 1.

Đại biểu Cao Đình Thưởng đề nghị hạn chế kiến thức hàn lâm, tăng cường dạy kỹ năng sống. Ảnh: ĐÌNH NAM

Học sinh về đâu sau các thử nghiệm?

Trong bài phát biểu của mình, ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu) góp ý từ "thực nghiệm" nằm ở điều 103 của dự thảo luật. Bởi thời gian qua, vấn đề thí nghiệm, thực nghiệm có một số chỗ không đạt yêu cầu. "Lấy học sinh ra làm "chuột bạch"; được thì tốt, không được thì không biết học sinh sẽ đi về đâu" - ĐB Tuấn đặt vấn đề.

Theo ông Tuấn, vấn đề thí điểm, thực nghiệm phải được thông qua QH hoặc Ủy ban Thường vụ QH và ban soạn thảo cũng đã tiếp thu ý kiến đưa vào dự thảo. Tuy nhiên, đọc kỹ vào câu chữ trong dự thảo luật thì thấy cách viết lòng vòng, không thể hiện sự cầu thị.

"Viết như ở điều 103 mới nghe qua rất hay nhưng thực chất, quan điểm của ban soạn thảo vẫn giữ ý chí rằng thực nghiệm, thử nghiệm là không thông qua Ủy ban Thường vụ QH. Tôi cho rằng việc này là không được" - ĐB Tuấn bày tỏ và đề nghị ban soạn thảo phải có ý kiến.

Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu băn khoăn đó là việc nâng chuẩn giáo viên và học phí. Theo quy định trong dự thảo luật, học phí là giá của dịch vụ đào tạo. ĐB Trần Thị Hiền (Hà Nam) băn khoăn: Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục là sử dụng tiền thuế của dân đóng góp. Giờ theo lộ trình, dồn hết các khoản chi phí tiền lương, chi phí quản lý… vào học phí thì có hợp lý hay không, nhất là tình trạng lạm thu trong một số nhà trường còn xảy ra phổ biến? "Do đó, cần luật hóa một số nguyên tắc xác định đó là mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư và khả năng đóng góp thực tế của người dân" - ĐB Trần Thị Hiền đề xuất.

Không cho giáo viên dạy thêm ở ngoài trường học

ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Bắc Ninh) cho biết tại khoản 4 điều 71 dự thảo luật chỉ quy định nhà giáo không được có hành vi ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Quy định này không giải quyết triệt để vấn đề và khó triển khai vì rất khó phân biệt thế nào là ép buộc, thế nào là tự nguyện. Do vậy, ĐB Bảo đề nghị quy định rõ trong dự thảo luật về việc không cho phép giáo viên dạy thêm học sinh ở ngoài trường và hướng dẫn chế tài trong trường hợp vi phạm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo