xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để trả giá đắt

Tô Văn Trường

Trong khi nhiều sự cố môi trường còn chưa lắng thì công luận đang xôn xao thông tin lãnh đạo TP Hải Phòng ủng hộ nhà đầu tư Trung Quốc xây dựng nhà máy giấy và bột giấy ở KCN Nam Đình Vũ bất chấp hậu quả.

Từ năm 1998 đến mấy năm gần đây, Hải Phòng đã nếm trải nhiều sự cố lớn nhỏ do hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra. Điển hình như vụ nổ lò luyện thép - Nhà máy Cơ khí Duyên Hải (năm 1998); vụ nổ lò luyện thép của Công ty CP Thép Đình Vũ (năm 2009); vụ tràn axít sunphuaric từ bồn chứa (tháng 4-2009) và rò khí NH3 (tháng 8-2009) tại cảng nhập nguyên liệu của Công ty TNHH Sản xuất phân bón DAP; vụ Công ty Xi-măng Chinfon gây sự cố tràn clinke (tháng 10-2010); vụ tràn dầu của Công ty Xi-măng Hải Phòng (tháng 12-2011) gây ô nhiễm trên 5 km sông Thải...

Trong suốt mấy chục năm qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều địa phương - trong đó có Hải Phòng - đã phải hứng chịu hàng loạt các hậu quả, tổn thất về kinh tế, ô nhiễm môi trường và "thoái hóa" cán bộ, đó là sự trả giá đau đớn. Hiện nay, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý đã khá hơn nhiều và các chính sách văn bản mới kịp thời hướng dẫn của Chính phủ hoàn toàn sớm ngăn chặn được những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để tránh được những thảm họa.

KCN Nam Đình Vũ hình thành hoàn toàn do san lấp biển khu vực phía Nam đảo Đình Vũ mà nên, hiện nay mới chỉ phun cát được khoảng 1/4 diện tích. Hoàn toàn chưa có hệ thống thu gom nước mưa, hệ thống xử lý nước thải. Khu vực này lại là đầu nguồn so với khu du lịch Đồ Sơn theo dòng chảy cửa sông Bạch Đằng. Đầu tư nhà máy giấy tại đây đồng nghĩa với nguy cơ đóng cửa khu du lịch này.

Ngoài ra, KCN Nam Đình Vũ chưa có hệ thống cấp nước. Với loại hình sản xuất giấy như nhà máy mà Tập đoàn Cửu Long đề xuất hiện nay, nhu cầu nước cấp là rất lớn, tới hàng chục ngàn m3/ngày/đêm. Nguồn nước ngọt gần nhất là sông Đa Độ hoặc sông Họng, khi đi vào hoạt động sẽ gây thiệt hại nặng về nguồn nước cho 2 sông này. Nên nhớ, Hải Phòng là vùng ven biển, có hệ thống sông ngòi dày đặc nhưng hầu hết bị nhiễm mặn (sâu tới 30 km) và bị phèn. Chỉ còn một vài sông như sông Giá hay kênh Hòn Ngọc (vùng Thủy Nguyên), sông Rế (cho khu vực nội thành), sông Đa Độ và sông Họng (khu vực phía Nam thành phố) là những nguồn nước ngọt ít ỏi, cũng đã bị đe dọa ô nhiễm. Nếu không khai thác bền vững, Hải Phòng sẽ thiếu nước nghiêm trọng.

Hiện vấn đề cấp nước ngọt cho các khu vực Đình Vũ, Cát Hải, Cát Bà đang gây áp lực rất lớn cho những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của TP Hải Phòng.

Chiếu theo khoản 4, điều 8 Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30-6-2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì dự án nhà máy giấy và bột giấy nói trên không "có cửa" để lọt vào khu vực này.

Chúng ta dang tay chào đón các đối tác, nhất là các đối tác truyền thống nhưng chúng ta cũng rất thấm thía những bài học đắt giá do sự mở cửa tiếp nhận đầu tư một cách vội vàng theo kiểu "làm lấy được". Bởi vậy, rất mong chính quyền Hải Phòng cân nhắc thận trọng loại bỏ dự án nhà máy giấy và bột giấy có vốn đầu tư của Trung Quốc mà nguy cơ gây ô nhiễm nặng nề đã được các nhà khoa học cảnh báo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo