xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đường dài gieo chữ

Hiếu Nghi

Cuối cùng, một cái kết có hậu đã đến với cô giáo Trần Thị Bá Tiền ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai sau tai nạn giao thông để lại thương tật nặng nề. Cô đã được chuyển về dạy gần nhà để thuận tiện chăm sóc mẹ già và con nhỏ.

Cô giáo Tiền là nhân vật trong loạt bài viết của Báo Người Lao Động thời gian vừa qua. Cô phải dạy học cách xa nhà đến 130 km trong khi gia cảnh neo đơn. Đầu tháng 9-2019, trên đường đi dạy, cô bị tai nạn giao thông, phải cắt bỏ cánh tay trái. Qua bài viết, bạn đọc của Báo Người Lao Động đã ủng hộ tiền để cô phẫu thuật và chăm sóc sức khỏe.

Những hiểm nguy trên đường dạy học không chỉ xảy ra đối với cô Tiền. Do đặc thù phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ dân cư của đất nước, hầu hết các tỉnh, thành đều có lượng lớn giáo viên phải dạy học xa nhà, nhiều khi đến cả trăm cây số. Điều kiện kinh tế khó khăn, hoàn cảnh gia đình neo đơn, không phải ai cũng có thể dời nơi sinh sống đến điểm trường dạy học. Phần lớn giáo viên chấp nhận khó khăn, cố gắng xa nhà với hy vọng vài năm sẽ được luân chuyển về gần nhà như quy định hiện hành. Nhưng với nhiều lý do, kể cả những lý do không minh bạch, hàng vạn giáo viên không có cơ hội này. Chuyện rất xót xa, tất tả hàng trăm cây số chăm sóc cho học sinh vùng xa, trong khi con cái mình cũng còn rất nhỏ, cũng bơ vơ xa mẹ nhưng họ không thường xuyên có mặt để chăm sóc.

Ở những tỉnh vùng cao phía Bắc hoặc miền Trung, giáo viên còn phải trụ hẳn lại các điểm trường cheo leo trên vùng núi, xa khu dân cư, xa đường tiếp tế lương thực. Còn những phương tiện giải trí, điều kiện giao lưu xã hội... là điều quá xa xỉ. Ngay cả cơ hội để họ tìm hiểu nhau để lập gia đình còn khó khăn nữa là...

Cô, thầy như thế, còn trò cũng tội nghiệp không kém. Chắc hẳn ai cũng khó quên hình ảnh xúc động trong ngày khai giảng lớp học sân đất của 34 cô trò ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam). Thậm chí, cả điểm trường không đủ ghế gỗ cho các cháu ngồi. Thế nhưng, những hình ảnh cô giáo trẻ Trà Thị Thu (ngụ huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) vui chơi, tận tụy với các cháu thật cảm động. Chỉ có tình thương thật sự, lòng cảm mến tha thiết mới giữ chân những cô giáo như thế bên lứa học trò nghèo của những vùng đất đầy khó khăn.

Những gian nan trên đường dạy học không thể kể hết. Câu chuyện lớn hơn là ngành giáo dục không thể dựa vào lòng tốt hoặc đức hy sinh của một bộ phận giáo viên để cáng đáng trách nhiệm giáo dục cho những vùng đất khó khăn còn rất nhiều như thế trên cả nước. Phải có chính sách nhất quán và ưu đãi thật sự thỏa đáng để giáo viên có thể tạm yên tâm lo cho gia đình riêng và dành tâm sức dạy dỗ học trò. Và ngay cả trường lớp phải xây dựng kiên cố, sạch sẽ, phương tiện học tập cung cấp đầy đủ để dẫn bước các cháu đến trường. Điều này không quá sức với từng địa phương. Mà có quá lớn cũng phải lo bởi giáo dục là quốc sách. Chỉ có giáo dục mới cải biến dân trí, nâng tầm quốc gia và quyết định sự tồn vong, phát triển của một đất nước. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo