xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GẠC MA KHẮC CỐT GHI TÂM (*): "Cuộc chiến" cơm áo, gạo tiền

MINH TUẤN

Người lính Gạc Ma năm nào giờ đây đang lom khom quét rác ở chợ Nhân Trạch (tỉnh Quảng Bình) với khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi.

Đó là cựu binh Nguyễn Văn Thống (SN 1964; trú thôn Khối, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Vất vả mưu sinh

Căn nhà rộng chừng 20 m2 của ông Thống nằm khuất trong xóm nhỏ, phía sau chợ Nhân Trạch. Trong nhà chẳng có gì đặc biệt ngoài 2 chiếc giường, 1 bộ bàn ghế đã cũ, các kỷ vật chiến trường và những tấm huy chương, huân chương chiến công.

GẠC MA KHẮC CỐT GHI TÂM (*): Cuộc chiến cơm áo, gạo tiền - Ảnh 1.

Hằng ngày, cựu binh Nguyễn Văn Thống vẫn quét rác, dọn chợ mưu sinh Ảnh: MINH TUẤN

Sau sự kiện Gạc Ma, ông bị giam cầm hơn 3 năm ở Lôi Châu - Trung Quốc. Đến năm 1991, ông cùng 8 đồng đội khác được trả về Việt Nam. Một năm sau, ông lấy vợ và đến nay đã có 2 người con.

Dù bươn chải làm ăn nhưng xuất thân nghèo khó, mắt trái bị hỏng, cơ thể đầy thương tích do đạn bắn khiến sức khỏe ông yếu hẳn. Giờ đây, ông không thể làm được những công việc nặng. Mọi chuyện trong nhà một mình người vợ cáng đáng. Các con ông không có điều kiện học hành nên không xin được việc, hôm nào có ai trong làng thuê đi biển thì đi ít tuần kiếm tiền cho ba mẹ đong bát gạo, kiếm bó rau sống qua ngày.

Thấy cuộc sống gia đình ông quá chật vật, năm 2016, UBND xã Nhân Trạch bố trí cho ông Thống một công việc kiếm kế sinh nhai là quét rác, dọn dẹp vệ sinh ở khu chợ trung tâm của xã. Hằng tháng, các tiểu thương nhỏ buôn bán ở đây ai đóng góp cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu.

"Ngày kiếm dăm ba chục đồng vừa đủ bữa chợ chứ không dư dả đồng nào. Bản thân mình bệnh tật không làm được việc chi" - ông Thống tâm sự.

Người vợ tảo tần

Chúng tôi về xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch thăm gia đình cựu binh Hồ Văn Đạo. Cũng như nhiều đồng đội khác ở Quảng Bình, đầu năm 1988, chàng trai trẻ Hồ Văn Đạo lên đường nhập ngũ và tình nguyện ra Gạc Ma bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Thấy khách lạ, ông khó nhọc lê từng bước chân. "Từ sau trận chiến Gạc Ma, tôi giờ đủ thứ bệnh, đau ốm triền miên không làm được việc chi cho ra hồn" - ông Đạo nói.

Thế nhưng nhắc đến câu chuyện Gạc Ma, ông Đạo say sưa kể, nói nhiều lại ôm ngực ho sặc sụa. Sống sót sau trận chiến Gạc Ma, ông Đạo mang trên mình đầy thương tật, những vết thương thường xuyên đau nhức mỗi khi trái gió trở trời. Vợ chồng ông có 3 người con nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn nên cả 3 chỉ học hết lớp 5 rồi bỏ học đi biển.

Đang dở câu chuyện thì bà Lê Thị Hồng (50 tuổi, vợ ông Đạo) vừa ra biển phụ các chủ tàu thuyền gỡ lưới về. Mỗi lần rửa lưới thuê như vậy, bà được trả công vài chục ngàn đồng và đây cũng là nguồn thu chính của gia đình từ nhiều năm nay.

"Khoảng từ 16 giờ, khi các thuyền đánh cá về, tôi lại ra đó. Ai thuê gỡ lưới, quét dọn thuyền thì tôi làm. Mỗi chiều cũng thu được vài chục ngàn đồng đủ mua bát gạo nấu cơm ăn" - bà Hồng tâm sự.

Những năm gần đây, ông Đạo đau ốm liên miên nhưng không có tiền đưa đi viện chữa trị. "Sắp tới có thẻ bảo hiểm, chắc tôi phải đưa ông đi Huế hoặc Hà Nội kiểm tra và điều trị một chuyến. Nhiều lúc nhìn thấy ông đau vật vã suốt đêm, trong lòng tôi cũng day dứt lắm nhưng không làm gì được" - bà Hiền nói.

Thương cảnh vợ chồng nghèo, không nghề nghiệp, ngôi nhà thì dột nát nên người thân và hàng xóm cho vợ chồng ông mượn hơn 100 triệu đồng xây nhà. Nhà xây xong gần 4 năm rồi mà tiền chưa trả hết.

Cách đó không xa là nhà cựu binh Hồ Văn Ba. Hôm chúng tôi đến, ông vừa ra biển cùng bạn thuyền cách đó mấy hôm.

Vợ ông là bà Lê Thị Thảo kể sau khi xuất ngũ, ông Hồ Văn Ba trở về quê hương lấy vợ, sinh con và gắn với nghề đi biển. Năm 2004, ông góp 100 triệu đồng cùng bạn chài mua thuyền đánh cá. Gặp lúc giá dầu tăng cao, vỡ nợ, ông phải bán thuyền. "Mỗi tháng, ông ấy đi biển khoảng 20 ngày, năm nào may mắn lắm thì cũng được vài chục triệu đồng, không đủ ăn và trả lãi ngân hàng" - bà Thảo nói.

Cả cuộc đời, vợ chồng bà vất vả, lam lũ làm ăn nhưng hơn 25 năm cũng không xây nổi căn nhà cấp bốn tránh nắng, trú mưa. Năm 2016, vợ chồng ông Ba được một tổ chức từ thiện ở TP HCM hỗ trợ trả nợ ngân hàng 50 triệu đồng và xây tặng căn nhà trị giá hơn 300 triệu đồng.

"Cứ nghĩ rằng suốt cuộc đời này sẽ ở mãi trong túp lều dột nát... giờ có căn nhà tránh nắng, trú mưa, tôi hạnh phúc lắm" - bà Thảo nhớ lại.

Kỳ tới: Mẹ già còn một ước vọng

Nông dân chính hiệu

Cựu binh Lê Hữu Thảo cũng là một trong số chiến sĩ vào đảo Gạc Ma sớm nhất. Sau khi phục viên, ông đi lao động nước ngoài, khi về nước cũng làm đủ thứ nghề. Mãi đến năm 2015, ông mới có nhà riêng để ở tại phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh nhờ sự ủng hộ của đồng đội, bạn bè.

8-chan-box

Cựu binh Lê Hữu Thảo ở Hà Tĩnh hiện trồng rau, nuôi vịt. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Ông thường nói vui: "Tôi là nông dân chính hiệu; hằng ngày quanh quẩn với đàn vịt nước mặn, ao cá, vườn rau để kiếm cơm".

KỲ NAM

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo