xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải bài toán phát triển kinh tế báo chí

Bài và ảnh: ANH TÚ

Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 đề xuất nhiều giải pháp về phát triển kinh tế báo chí, giải quyết các bất cập trong chính sách tài chính cho báo chí trong thời đại công nghệ số phát triển

Ngày 24-2, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023. Diễn đàn thu hút hơn 120 đại biểu là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tham dự.

Độc giả tăng nhưng doanh thu giảm

Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án "Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024" và chương trình công tác năm 2023 của Bộ TT-TT, góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường và vươn cao. "Trước xu hướng sụt giảm doanh thu của các cơ quan báo chí, chúng ta còn lúng túng trong việc suy nghĩ giải pháp để tháo gỡ khó khăn. Điều này có một phần trách nhiệm từ phía cơ quan quản lý trong việc tháo gỡ các cơ chế chính sách chưa đủ nhanh và kịp thời. Diễn đàn là cơ hội chia sẻ cách làm hay, kinh nghiệm tốt để chúng ta tiến về phía trước với tinh thần lạc quan" - ông Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, đánh giá về thực trạng kinh tế báo chí; nguồn thu, hoạt động kinh tế trong các cơ quan báo chí hiện nay; chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan báo chí trong việc thực thi chính sách liên quan tới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ. Bên cạnh đó, các đại biểu đưa ra một số giải pháp cho kinh tế báo chí, trong đó có việc đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với phát triển kinh tế số, đa dạng hóa nguồn thu, tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí với các nền tảng xuyên biên giới.

Thực tiễn kinh tế báo chí và chuyển đổi số là 2 vấn đề lớn, thách thức hiện nay của báo chí. Báo cáo tại diễn đàn của Cục Báo chí (Bộ TT-TT) nêu thực trạng trước đây, doanh thu từ quảng cáo luôn chiếm trên 60%, thậm chí với một số cơ quan báo chí là 90%, còn hiện nay sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là báo in. Riêng trong 2 năm 2021 và 2022, qua khảo sát 159 cơ quan báo chí in và điện tử, dù lượng độc giả tăng nhưng doanh thu đều giảm mạnh, từ 10%-30%.

Theo Cục Báo chí, nhiều đơn vị đặt kỳ vọng vào báo chí điện tử, song nguồn thu này chưa bền vững. Tại Việt Nam, hiện có 5 cơ quan báo chí triển khai thu phí, gồm Báo điện tử VietnamPlus, Báo điện tử VietnamNet, Tạp chí điện tử Ngày Nay, Báo Người Lao Động và Báo Tuổi Trẻ. Tuy nhiên, các cơ quan báo chí này mới chỉ thử nghiệm ở một số chuyên mục, được đầu tư hơn về chất lượng và nội dung.

Giải bài toán phát triển kinh tế báo chí - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023Ảnh: TTXVN

Sớm hoàn thiện cơ chế "đặt hàng"

Nhấn mạnh kinh tế báo chí là vấn đề cấp thiết, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đề nghị các cơ quan báo chí phải nhanh chóng chuyển sang cơ chế "đặt hàng".

"Nhà nước bảo đảm ngân sách đặt hàng, bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ quan báo chí. Ngoài ra, cơ quan báo chí có thể ký hợp đồng thêm với các đơn vị có nhu cầu về mặt truyền thông. Khi tự chủ về tài chính, cơ quan báo chí hoàn toàn có quyền đặt ra quy chế tài chính cho chi tiêu nội bộ, bảo đảm chi trả đúng người, đúng việc, theo chất lượng" - ông Tuấn góp ý.

Đề xuất của lãnh đạo tỉnh Bình Định nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu, đó là nhà nước cần có cơ chế "đặt hàng" báo chí trong việc truyền thông chính sách. Đây sẽ là một trong những phương thức góp phần thúc đẩy kinh tế báo chí bền vững trong thời gian tới, giúp cơ quan báo chí vừa tăng được doanh thu vừa thực hiện tốt vai trò, chức năng báo chí cách mạng Việt Nam.

Trong phát biểu kết luận tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thanh Lâm thông tin: "Sắp tới đây, khi Thủ tướng Chính phủ ký chỉ thị về tăng cường công tác truyền thông chính sách, chúng ta sẽ thấy có một sự chuyển biến nhận thức. Hiện nhiều bộ, ngành, địa phương đang chờ chỉ thị này để bố trí nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách, trong đó có đặt hàng báo chí".

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm đánh giá cao, ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu về vấn đề tháo gỡ cơ chế, chủ trương, chính sách để hỗ trợ báo chí phát triển lành mạnh, đúng định hướng nhưng bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, kinh tế để hoạt động.

"Ngày 31-3-1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 08-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản. Chỉ thị yêu cầu nhà nước phải có chính sách tài chính thích hợp để tạo sự nghiệp phát triển báo chí. Điều này cho thấy Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho báo chí phát triển từ hơn 30 năm trước. Do vậy, tôi đề nghị Bộ TT-TT rà soát lại các văn bản của Đảng để chúng ta đồng bộ trong việc đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn để báo chí phát triển" - ông Trần Thanh Lâm nhấn mạnh.

Ông Cao Anh Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TP HCM:

Cần có cơ chế về kinh tế báo chí

Báo chí truyền thống đang phải đối mặt với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng công nghệ, đặc biệt là truyền thông số, như sự ra đời của các nền tảng YouTube, Netflix, TikTok, Facebook... Doanh thu quảng cáo của báo chí truyền thống đang bị sụt giảm mạnh, dịch chuyển phần lớn doanh thu về các nền tảng số mới nổi này.

Rõ ràng, hoạt động kinh tế báo chí trong thời đại đa truyền thông đang trở nên nóng hổi, cần có sự nhìn nhận khách quan để có sự điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trong việc tạo cơ chế để báo chí vừa làm tốt vai trò, nhiệm vụ song song với kinh tế báo chí.

Nhà báo Nguyễn Kha Thoa, Giám đốc Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền thông - Đài Tiếng nói Việt Nam:

Tạo hành lang pháp lý cho phát triển nội dung số

Kinh tế báo chí nói chung đang thu hút nguồn thu trên môi trường số, thông qua các hệ thống nội dung số, thu dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông, các dịch vụ thu phí bạn đọc với nội dung chuyên biệt, hấp dẫn... Trong khi đó, Luật Báo chí hiện hành chưa công nhận các sản phẩm đặc thù trên nền tảng số là thể loại báo chí.

Vì thế, cần bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi Luật Báo chí, đồng thời bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật cho hoạt động sáng tạo, sản xuất nội dung trên môi trường số, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển nội dung số được thuận lợi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo