xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giấu dịch, giấu bệnh là tự sát!

Lưu Nhi Dũ

Chống dịch là công tác rất khó khăn và phức tạp. Dịch SARS năm 2003 đã cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý báu. Việt Nam được xem là quốc gia chống dịch rất tốt, dù có 6 người tử vong, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là nước đầu tiên khống chế được dịch SARS

Kinh nghiệm quý báu với Việt Nam đó là không giấu dịch, minh bạch trong công tác chống dịch và có hệ thống y tế dự phòng tốt.

Công khai minh bạch về dịch là một bài học rất quan trọng, cũng là thay đổi rất căn bản ở thời điểm đó. Theo GS Hoàng Thủy Long - nguyên Giám đốc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Phó ban phòng chống dịch SARS lúc bấy giờ - nhờ minh bạch thông tin mà chúng ta được WHO và các tổ chức quốc tế khác giúp đỡ chống dịch. "Trước đó, có những thời kỳ chúng ta không công bố thông tin, ngay cả tên dịch bệnh cũng không được gọi tên. Ví dụ, dịch tả thì gọi là "4 không", dịch bọ chét thì gọi là "BC" - GS Hoàng Thủy Long cho biết.

Theo các chuyên gia dịch tễ, một người bị nhiễm Covid-19 nếu không được phát hiện, cách ly kịp thời có thể lây lan cấp số nhân trong cộng đồng. Bài học tại Hàn Quốc là điển hình khi 1 phụ nữ nhiễm bệnh nhất quyết không chịu cách ly được xem góp phần khiến đất nước này hiện có hơn 7.000 ca nhiễm.

Nếu như trong công tác chống dịch, yếu tố minh bạch về tình hình dịch là rất quan trọng thì với mỗi cá nhân minh bạch trong thông tin y tế của bản thân cũng rất quan trọng, có nghĩa là mỗi cá nhân không được giấu bệnh. Vắc-xin hiệu quả nhất là ý thức phòng bệnh của mỗi cá nhân và ý thức phòng dịch vì cộng đồng. Trong việc chống dịch Covid-19 ở nước ta, câu chuyện cô gái từ Hàn Quốc (vùng dịch) trở về trốn cách ly, lại livestream trên mạng, là hành vi vô trách nhiệm với cộng đồng và với cả bản thân. Ngay với ca nhiễm Covid-19 thứ 17 cũng có yếu tố giấu bệnh khi không kê khai thông tin y tế. Hậu quả là ca nhiễm thứ 17 này đã lây dịch bệnh cho người thân của chính mình, khiến hơn 250 người phải cách ly.

Cá nhân giấu bệnh gây khó khăn cho công tác chống dịch và chắc chắn lây lan ra cộng đồng. Chùm nhiễm Covid-19 ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là điển hình, nếu cơ quan chống dịch không biết bệnh nhân về từ vùng dịch Vũ Hán thì làm sao tổ chức cách ly, phong tỏa như đã làm? Mà nếu không được cách ly, dịch Covid-19 ở Vĩnh Phúc sẽ phức tạp đến dường nào!

Chính nhờ sự minh bạch trong chống dịch mà nước ta mới chỉ có 30 ca nhiễm Covid-19 (tính đến 19 giờ ngày 8-3), trong đó 16 ca đã chữa khỏi. Với cá nhân cũng tương tự, cần minh bạch và không được giấu bệnh. Đây là ý thức công dân, ý thức phòng chống dịch mà không phải người nào cũng hiểu được. Khái quát lên, đó là văn hóa vì cộng đồng, mà trước hết để bảo vệ cho chính mình, người thân và sau đó là cộng đồng. Văn hóa đó cũng phải học và đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về phòng dịch và ý thức công dân. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo