xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giúp bằng chính sách căn cơ

HIẾU NGHI

Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện câu chuyện khá quen thuộc: "giải cứu". Lần này không là dưa hấu, cũng không phải thanh long... mà là một loại trái cây đặc sản của Việt Nam, ít có đối thủ cạnh tranh trên thế giới: sầu riêng.

Nói là giải cứu chứ ăn loại quả này cũng chẳng rẻ tiền. Trên thị trường, loại sầu riêng phổ biến khoảng 60.000 đồng/kg, còn những loại nổi tiếng khác như sầu riêng chuồng bò, Cái Mơn, Mongthong Thái... giá còn cao hơn. Thế nhưng, giá tại vườn sầu riêng ở Tây Nguyên, miền Tây... chỉ khoảng 25.000 đồng/kg. Nói thế để thấy các nhà buôn trung gian lời đến cỡ nào. Người mua ồ ạt, chẳng so đo giá cả, thế là làm rủng rỉnh thêm tiền của nhà buôn. Một số nhà vườn có người quen ở thành thị thì nhờ bán qua mạng nên may mắn gỡ gạc được một phần công sức.

Chuyện "giải cứu" từng diễn ra với nhiều loại nông sản và đã có những chuyện dở khóc dở cười vì chẳng thể xác định được ai đang khó khăn, còn ai đang kiếm tiền trên lòng thương của người khác. Lâu dần, người mua sẽ có tâm lý cảnh giác và đến lúc thật sự có người khó khăn thì dễ bị bỏ qua dịp chung tay giúp đỡ. Cũng may vẫn còn nhiều người "thà thương nhầm hơn bỏ sót" nên có nghi ngờ gì cũng tặc lưỡi bỏ tiền ra mua.

Trái sầu riêng là chuyện nhỏ nhưng nó cho thấy sự vận hành của một số chính sách nông nghiệp khập khiễng, đặc biệt là việc bình ổn giá để người nông dân là người hưởng lợi tốt nhất trên sản phẩm của mình. Bất cập nhỏ thì xảy ra cảnh được mùa mất giá của trái thanh long, dưa hấu, sầu riêng... nhưng đã ảnh hưởng đến cả vạn người trồng trọt. Còn lớn hơn, dai dẳng hơn như câu chuyện giá thịt heo, giá lúa, cà phê... bị thương lái lũng đoạn, chi phối thì cả triệu nông dân lao lực, đổ mồ hôi mà bao năm vẫn khó làm giàu.

Thời sự nhất là giá thịt heo cao chót vót, gấp nhiều giá xuất chuồng nhưng các cơ quan chức năng đến nay vẫn chưa thể bình ổn. Chính phủ cho phép tăng cao lượng thịt nhập khẩu vậy mà tình hình chưa được cải thiện. Có thể nói những thương lái trung gian đã bắt chẹt người tiêu dùng và thách thức các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô. Còn thị trường lúa gạo xuất khẩu gạo như đã thấy, hàng triệu người trồng lúa phần lớn vẫn vất vả từng mùa, đa phần nông dân vẫn chưa làm giàu được bằng chính sản phẩm chất lượng do mình làm ra.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nước ta có 23 triệu người làm nông nghiệp và phần lớn dân số sống ở nông thôn. Dù công nghiệp hóa hay phát triển công nghệ đến đâu thì cũng không thể chậm chạp trong chính sách phát triển nông thôn bởi đây là căn cơ của một quốc gia nông nghiệp. Trong khi chúng ta hồ hởi với kế hoạch cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao thì cũng đừng quên quyền lợi của những người sản xuất với công nghệ chưa cao. Họ cần những chính sách tiếp sức để vươn lên, đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế và làm giàu trên đất đai, lao động sáng tạo, cần mẫn của mình. Họ cần sự sòng phẳng, không bị chèn ép quá đáng trong làm ăn để có thể sống an vui bằng sức lao động của chính mình. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo