xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Gót chân Achilles" từ vụ Asanzo

A.Q

Thông báo kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) về các dấu hiệu vi phạm pháp luật tại Công ty CP Tập đoàn Asanzo (gọi tắt: Asanzo) gây nên những ý kiến và cảm xúc trái chiều trong dư luận.

Đối với dấu hiệu "sản xuất, buôn bán hàng giả" hoặc "lừa dối khách hàng", C03 cho rằng do pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông nội địa, cũng chưa có quy định tiêu chí để ghi nhãn "Sản xuất tại Việt Nam" trên hàng hóa nên việc Asanzo mua linh kiện Trung Quốc về gia công, lắp ráp tạo ra sản phẩm điện tử hoàn chỉnh, ghi nhãn "Sản xuất tại Việt Nam" hoặc "Chế tạo tại Việt Nam", "Nước sản xuất Việt Nam", "Xuất xứ Việt Nam" hoặc "Sản xuất bởi Việt Nam" là phù hợp quy định!

C03 cũng cho rằng chưa có căn cứ xác định việc hưởng lợi của Asanzo trong việc bán hàng hóa xuất xứ Trung Quốc đội lốt hàng hóa có xuất xứ Việt Nam tại thị trường nội địa nên chưa thể kết luận công ty này có hành vi "lừa dối khách hàng" trong việc bán các sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo.

Kết luận nói trên tạm thời có lợi cho Asanzo, còn đối với người tiêu dùng thì không phải ai cũng thỏa mãn. C03 căn cứ trên quy định pháp luật hiện hành, trong khi quy định pháp luật về trường hợp của Asanzo thì vừa thiếu vừa lỏng lẻo.

Vậy lỗ hổng pháp lý nằm ở đâu, trong khi chúng ta đang thực thi hàng loạt luật và văn bản dưới luật về xuất xứ hàng hóa, xuất nhập khẩu... như: Luật Quản lý ngoại thương, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Quản lý thị trường, Nghị định 31 và Nghị định 43 của Chính phủ...? Quá nhiều luật như vậy mà vẫn không che chắn hết được, chẳng hạn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có quy định tiêu chí hàng hóa gắn mác "Made in Vietnam" nhưng trong Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa thì lại chỉ có tiêu chí xuất xứ để xác định nhãn mác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mà chưa có đối với hàng hóa lưu thông trong thị trường nội địa. Asanzo đã lọt qua kẽ hở này đây: nhập linh kiện về lắp ráp và bán thành phẩm trong nước, ghi "Made in Vietnam" mà không bị bắt giò!

Trước Asanzo, vụ án tại Khaisilk cũng có phần liên quan kẽ hở pháp lý như đã nêu trên.

Theo Bộ Công Thương, từ năm 2018, bộ đã đề xuất cấp trên xây dựng một văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể hơn nữa việc ghi chứng nhận xuất xứ cho các sản phẩm hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và lưu thông tại thị trường trong nước. Đến nay, văn bản pháp quy này vẫn chưa có.

"Sinh con ra rồi, không có tên, không có họ, không biết nó là dạng gì! Phải có chính sách rõ ràng về "Made in Vietnam" để cho các cơ quan thực thi trách nhiệm không gặp khó" - ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, phân trần tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2019 của Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vào sáng 9-1-2019. Cơ quan quản lý cứ ngồi than khó trong khi doanh nghiệp vừa làm vừa run, như cá nằm trên thớt và người tiêu dùng thì không được bảo vệ tốt nhất, trách nhiệm này thuộc về ai? 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo