xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Hà bá" nuốt hàng chục ha đất bãi bồi ven sông Mã

Tuấn Minh

(NLĐO)- Hàng chục ha đất bãi bồi ven sông Mã đoạn qua xã Cẩm Vân (Thanh Hóa) cứ ngày ngày trôi tuột xuống sông trước sự bất lực của người dân.

Tình trạng sạt lở đất bãi bồi ven sông Mã của người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đang ở mức báo động, khiến người dân và chính quyền rất lo lắng, nếu không sớm có giải pháp thì những cánh đồng xanh mướt ven sông sẽ bị xóa sổ trong nay mai.

Hà bá nuốt hàng chục ha đất bãi bồi ven sông Mã - Ảnh 1.

Đất bãi bồi ven sông Mã bị sạt lở nghiêm trọng trong thời gian qua - Ảnh Tuấn Minh

Bất lực nhìn bãi bồi trôi sông

Hữu ngạn sông Mã đoạn qua xã Cẩm Vân, mùa này nước rút sâu để lộ ra những tảng đất nứt toác đang tuột dần xuống sông, có những đoạn sông "ngoặm" sâu vào bãi bồi hàng chục mét. Những cây ngô xanh mướt cũng theo đất rơi xuống mấp mé mặt nước, chỉ cần nước sông dâng cao, chúng sẽ bị "hà bá" nuốt chửng.

Theo ghi nhận, bãi bồi sông Mã đoạn qua xã Cẩm Vân dài hơn 9 km, kéo dài qua 8 thôn, trong đó tình trạng sạt lở nghiêm trọng nhất đi qua các thôn Quan Phác, Vân Trai, Vân Quan…Những vết sạt đang lấn sâu hàng trăm mét khiến diện tích bãi bồi ngày càng thu hẹp.

"Nhà tôi trước đây có khoảng 300 m2 đất bãi bồi nhưng giờ đã trôi hết xuống sông Mã, còn có 40 m2. Nhìn đồng ruộng cứ sạt xuống sông mà đánh bất lực, không làm được gì"- ông Phạm Duy Kỳ (ngụ Quan Phác, xã Cẩm Vân), nói.

Nhiều người xã Cẩm Vân cho rằng ngoài nguyên nhân do mưa lũ, nước sông dâng cao xô vào bãi bồi, thì tại khu vực giáp ranh với xã Cảm Tâm có rất nhiều mỏ khai thác cát hoạt động. "Ngày trước, tình trạng sạt lở đất cũng có nhưng không nhiều như bây giờ. Trong khoảng 5 năm nay, kể từ khi có một số mỏ cát được cấp phép, sạt lở bãi bồi ngày càng lớn"- một người dân cho hay.

Ông Phạm Văn Thanh, trưởng thôn Quan Phác cho biết diện tích đất bãi bồi qua địa bàn trước đây có khoảng 16 ha, tuy nhiên hiện đã có 6 ha bị "há bá" nuốt gọn. "Chúng tôi nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng quan tâm xây dựng bờ kè để chống sạt lở, chứ cứ để thế này chẳng bao lâu nữa diện tích bãi bồi sẽ bị xóa sổ"- ông Thanh nói.

Hà bá nuốt hàng chục ha đất bãi bồi ven sông Mã - Ảnh 2.

Mỏ cát phía đối diện bờ sông Mã được người dân cho rằng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng sạt lở - Ảnh Tuấn Minh

Theo UBND xã Cẩm Vân, từ năm 1976 tới nay, diện tích bãi bồi sông Mã qua địa bàn bị sạt lở khoảng 84 ha. Từ năm 2017 đến nay, tình trạng sạt lở tiếp tục diễn biến nghiêm trọng khi có khoảng 15 ha đất bị trôi sông.

Cần sớm có bờ kè

Trước tình trạng sạt lở bờ hữu sông Mã, trong đó có nguyên nhân do hoạt động khai thác cát gây ra, nên từ năm 2017-2019, UBND xã Cẩm Vân đã có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền không tiếp tục cho khai thác 3 mỏ cát số 45, 46, 47 trên địa bàn xã để hạn chế tình trạng sạt lở, tránh làm thay đổi dòng chảy.

Đến năm 2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao các sở, ngành tổ chức quan trắc, theo dõi tình trạng sạt lở. Kết quả kiểm tra sau đó được xác định không phải do việc khai thác cát nên đến đầu năm 2020, những mỏ cát trên đã được phép hoạt động trở lại.

Bà Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vân xác nhận tình trạng sạt lở bãi sông khiến nhiều diện tích đất của người dân bị cuốn trôi. Theo bà Lan, nguyên nhân sạt lở là do quy luật dòng chảy bên lở bên bồi, phía Cẩm Vân lở phía Cẩm Tân và Vĩnh Quang bồi.

Hà bá nuốt hàng chục ha đất bãi bồi ven sông Mã - Ảnh 3.

Hoa màu của người dân trôi tuột xuống sông Mã - Ảnh: Tuấn Minh

"Hiện nay trên thượng lưu của xã Cẩm Vân từ khu vực Đồi Vàng đến Tiên Lăng đang bồi phía Cẩm Vân chứng tỏ quy luật trên là đúng và chưa có căn cứ chứng minh do khai thác cát gây sạt lở"- bà Lan nhận định.

Cũng theo vị lãnh đạo này, hiện tuyến kè chống sạt lở chạy qua địa bàn đã xây dựng được khoảng 1 km và đã hạn chế được tình trạng sạt lở đất, gây ảnh hưởng tới nhà cửa của dân. Tuy nhiên, tại các thôn Quan Phác, Vân Trai, bãi bồi của người dân vẫn bị sạt do nơi đây chưa có kè. "Để chấm dứt tình trạng này, địa phương mong muốn trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đầu tư đê kè để hạn chế tối đa việc sạt lở, giúp bà con yên tâm sản xuất"- bà Lan nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo