xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hình phạt nào dành cho con gái 55 tuổi ngược đãi, mắng mẹ ruột 87 tuổi "chết sớm đi"?

T.Nốt

(NLĐO) - Cơ quan chức năng ở tỉnh An Giang đang thu thập thêm chứng cứ liên quan để xử lý người phụ nữ 55 tuổi có hành vi ngược đãi mẹ ruột của mình đã 87 tuổi trước khi cụ bà này qua đời.

Ngày 1-4, tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cho biết đang thu thập thêm các chứng cứ có liên quan đến việc bà Dương Thị Ngọc Mai (55 tuổi; ngụ ấp Sóc Triết, xã Cô Tô, huyện Tri Tôn) có hành vi ngược đãi mẹ ruột của mình là cụ bà Nguyễn Thị Lan (87 tuổi) để xử lý theo quy định. Đồng thời, xem xét làm rõ động cơ của người quay clip rồi phát tán lên mạng xã hội.

Hình phạt nào dành cho con gái 55 tuổi ngược đãi, mắng mẹ ruột 87 tuổi chết sớm đi? - Ảnh 1.

Ảnh cắt ra từ clip

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, bà Mai sống bằng nghề buôn bán (quán cà phê) nhỏ ở địa phương. Bà này là con thứ 4 trong gia đình có 6 anh em. Vào ngày 12-2, cụ Lan qua đời ở tuổi 87. Trước đó khoảng một tháng, trên mạng xã hội (Facebook) xuất hiện đoạn clip dài khoảng 3 phút ghi lại hình ảnh bà Mai vừa tắm vừa chửi mắng mẹ ruột của mình. Thậm chí, người phụ nữ này còn dùng tay đánh vào vùng bụng, mặt của cụ Lan mặc cho cụ khóc lóc, van xin. Bà Mai còn tỏ thái độ bất hiếu khi liên tục nói "chết sớm đi" và hăm dọa sẽ bóp cổ mẹ ruột của mình nếu như cụ bà cứ khóc.

Làm việc với Công an xã Cô Tô mới đây, bà Mai đã thừa nhận hành vi sai trái của mình nhưng chỉ là lần đầu tiên thực hiện hành vi này đối với mẹ ruột của mình.

Về vấn đề này, luật sư Thái Thị Diễm Trúc (Đoàn Luật sư tỉnh An Giang), cho rằng qua theo dõi đoạn clip được người dân tung lên mạng xã hội thì bà Mai đã có dấu hiệu phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ mẹ ruột của mình.

Theo đó, người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng cần làm rõ thêm yếu tố mang tính khách quan được thể hiện qua các dấu hiệu như có hành vi đối xử tồi tệ về mọi mặt đối với người bị hại. Cụ thể ở đây là bị hạn có bị cho ăn uống mất vệ sinh, thiếu thốn so với điều kiện thực tế của gia đình; ở nơi hết sức tồi tàn thậm chí không có chăn, màn, giường, chiếu hoặc bị cho mặc rách rưới, thiếu vệ sinh một cách không bình thường. Trong sinh hoạt khác như không cho tắm rửa thường xuyên, bắt chịu rét, nhiếc móc, chửi…Thậm chí, có hành vi bạo lực xâm hại thân thể người bị hại như đánh đập, giam hãm…

"Chúng ta cần lưu ý việc đối xử như nêu trên phải được thể hiện một cách rõ ràng trái ngược so với điều kiện sống của gia đình họ. Hành vi nói trên phải ở mức độ được xem là nghiêm trọng, nghĩa là hành vi đó phải diễn ra thường xuyên, có hệ thống làm cho người bị hại luôn dày vò, khủng hoảng, đau đớn về thể xác, tinh thần, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Về mặt khách quan, người bị hại được thể hiện qua dấu hiệu như bị đánh đập, giam hãm, không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn…có thể kèm theo việc chửi mắng thậm tệ làm cho họ đau đớn về thể xác lẫn tinh thần...", luật sư Trúc chia sẻ.

Cũng theo nữ luật sư này, những người có dấu hiệu thường xuyên làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác, tinh thần hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 2 khung: Cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo