xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hồ P'róh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát

Trường Nguyên

(NLĐO) - Sau khi hồ P'róh tháo cạn nước để sửa chữa, đáy hồ lộ ra hàng loạt hầm hố trên diện rộng và người dân đặt nghi vấn do việc nạo vét, khai thác cát gây ra.

Hồ P'róh cạn trơ đáy, lộ ra nhiều hầm hố nghi do khai thác cát

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 2.

Hồ chứa nước Próh (xã Pró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1986; sửa chữa, nâng cấp năm 2004. Hồ P’róh là một trong những hồ chứa nước lớn của tỉnh Lâm Đồng, dung tích 3,22 triệu m3 nước, cấp nước tưới cho 515 ha đất nông nghiệp kết hợp nuôi cá, cải tạo môi trường và tạo điểm giải trí cho người dân quanh khu vực.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 3.

Sau nhiều năm sử dụng, hồ bị bồi lắng nghiêm trọng. Để sửa chữa những điểm nguy cơ mất an toàn tại hồ, tỉnh Lâm Đồng phải đầu tư 35 tỉ đồng để thi công từ quý 1-2023, dự kiến đến năm 2024 mới hoàn thành. Trong thời gian sửa chữa nâng cấp, hồ được rút cạn nước.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 4.

Theo người dân sinh sống quanh hồ P'róh, trước đây hồ rất sạch, trong xanh, có dự án nuôi cá, nhiều tiềm năng phát triển du lịch. (Ảnh tư liệu của người dân).

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 5.

Tuy nhiên kể từ sau khi có dự án nạo vét kết hợp thu hồi cát trong lòng hồ P'róh thì nước hồ thường xuyên mang màu đục ngầu do bùn cát tạo nên. (Ảnh tư liệu của người dân)

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 6.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi (trụ sở đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt) là doanh nghiệp được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy phép số 02/GP-UBND ngày 13-1-2021 nạo vét và thu hồi cát lòng hồ P'róh với diện tích 5,44 ha trong vòng 5 năm với tổng khối lượng 98.000 m3 bùn và cát.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 7.

Đến nay, dự án của Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi còn thời gian hoạt động. Trong những ngày hồ P'róh tháo cạn nước để sửa chữa, máy múc và xe ben của doanh nghiệp này tiếp tục khai thác cát cạnh con đường bên bờ hồ. Theo tài liệu của phóng viên, năm 2019, dự án này từng bị ông Nguyễn Văn Yên, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ký văn bản không thống nhất đề xuất dự án vì ảnh hưởng đến dự án nuôi cá diện tích 40 ha mặt hồ của một hợp tác xã mà tỉnh đã cấp phép.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 8.

Thế nhưng đến năm 2021, dự án của Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi được ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chấp thuận và cấp giấy phép số 02/GP-UBND với lý do doanh nghiệp đã thỏa thuận với hợp tác xã nuôi cá trong hồ P'róh để lập thủ tục xin nạo vét hồ.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 9.

Đến nay dự án nạo vét và thu hồi cát hồ P'róh đã hoạt động được hơn 2 năm 9 tháng và gây ra nhiều câu hỏi cho người dân quanh khu vực. Theo người dân, dự án nạo vét và thu hồi cát của Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi chỉ được phép hoạt động trên diện tích 5,44 ha nhưng khắp mặt hồ P'róh, rộng hơn 40 ha xuất hiện những hầm hố nghi do việc hút cát gây ra.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 10.

Những hầm hố loang lổ khắp mặt hồ nhìn từ trên cao.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 11.

Những hầm hố này nghi do hút cát

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 12.

Những hầm hố trong lòng hồ P'róh hiện nay. Thời điểm trước khi tỉnh Lâm Đồng cấp phép cho dự án của Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định dự án là hết sức cần thiết vì hồ bị bồi lắng sau nhiều năm sử dụng. Và sau đó dự án được ông Phạm S chấp thuận rồi cấp giấy phép

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 13.

Đứng từ góc nào của hồ P'róh cũng đều dễ dàng nhận thấy các hầm hố, dấu vết nghi của việc khai thác cát.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 14.

Tại những thời điểm phóng viên đến hồ P'róh thì máy múc, xe ben chở cát của chủ đầu tư dự án đang múc cát gần phía chân con đường giao thông nông thôn, cách chân đập hồ chứa nước P'róh không xa. Bên cạnh đó, dự án được cấp phép hoạt động từ tháng 1-2021 nhưng đến tháng 10-2021, UBND tỉnh phải ra văn bản yêu cầu chủ đầu tư lắp đặt trạm cân khi doanh nghiệp đưa khoáng sản ra khỏi nơi khai thác.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 15.

Chỉ khi rút cạn nước hồ để sửa chữa, những hầm hố, ao tù nghi do việc hút cát mới thật sự lộ diện, kéo dài tới chân đập P'róh. Trong khi đó, theo Tờ trình về việc đề nghị cấp phép cho dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu vị trí nạo vét gần chân đập thượng lưu nhất phải cách chân đập khoảng 230 m, đảm bảo phù hợp theo quy định về phạm vi bảo vệ đối với đập cấp II là 100m.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 16.

Nhìn từ trên cao, khu vực bãi tập kết cát nạo vét từ hồ P'róh gần như "ngoạm" một miếng lớn vào ngọn đồi đầy cây xanh. Cạnh đó, một công trình nhà kiên cố cũng được xây dựng. Theo văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng trả lời phản ánh của người dân vào tháng 5-2023, việc xây dựng văn phòng, nhà kho và bãi tập kết cát thực hiện đúng theo giấy phép được cấp.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 17.

Những ngày có mặt tại khu vực hồ P'róh, phóng viên cũng nhận thấy một ngọn đồi bên cạnh con suối cấp nước cho hồ thủy lợi đang bị nhiều người dùng máy móc "cạo trọc" một mảng rất lớn, chưa xác định phục vụ mục đích gì.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 18.

Cuối tháng 7-2023, trong dịp tiếp xúc và giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì trong việc trả lời kiến nghị của doanh nghiệp về vấn đề dự án nạo vét và thu hồi cát ảnh hướng đến sản xuất nông nghiệp của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Hồ Próh cạn trơ đáy, loang lổ hầm hố nghi khai thác cát - Ảnh 19.

Đến giữa tháng 8-2023, sau khi làm việc với các đơn vị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng trong giai đoạn 2020-2023, cả UBND xã Pró, UBND huyện Đơn Dương đều không ghi nhận tình hình sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại do nguồn nước hồ (bị đục ngầu do nạo vét và thu hồi cát - PV) gây ra?!)


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo