xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

HỘI THẢO “NÂNG TẦM NÔNG - THỦY SẢN VIỆT”: Thay đổi tư duy sản xuất

NHÓM PHÓNG VIÊN

Hội thảo "Nâng tầm nông - thủy sản Việt" đã ghi nhận nhiều kiến nghị góp ý thiết thực từ phía chuyên gia, địa phương, doanh nghiệp nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững

HỘI THẢO “NÂNG TẦM NÔNG - THỦY SẢN VIỆT”: Thay đổi tư duy sản xuất - Ảnh 1.

Nhiều ý kiến tâm huyết đã được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Nâng tầm nông - thủy sản Việt” do Báo Người Lao Động phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND TP Cần Thơ tổ chức vào chiều 27-4. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

. GS-TS VÕ TÒNG XUÂN:

HỘI THẢO “NÂNG TẦM NÔNG - THỦY SẢN VIỆT”: Thay đổi tư duy sản xuất - Ảnh 2.

Câu chuyện được mùa rớt giá của nông sản

Câu chuyện nông sản được mùa rớt giá, giải cứu nông sản đã được nhắc đến trong nhiều năm qua. Khoảng 2 năm trở lại đây, hàng nông sản Việt Nam đi ra nước ngoài dễ dàng hơn; sản xuất, chế biến nông sản cũng có nhiều tiến bộ.

Vấn đề lớn hiện nay là làm thế nào để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng nước ngoài ngay trên đất của mình và cạnh tranh được với các thị trường lân cận, nhất là Thái Lan? Nông dân Việt Nam đã chịu vào HTX để hình thành những vùng sản xuất lớn; có sản phẩm, nguyên liệu đồng nhất để cung cấp cho doanh nghiệp (DN) chế biến nhưng có rất ít HTX cùng nhau sản xuất. Thực tế có đến 70% nông dân thích làm ăn riêng lẻ, đất đai còn manh mún. Bên cạnh đó, liên kết giữa nông dân và DN rất lỏng lẻo, có tình trạng nông dân lẫn DN đều thường "bẻ kèo" trong các liên kết. Nông sản Việt Nam không đồng đều về chất lượng nên sản phẩm không được nổi tiếng, nói cách khác là không có thương hiệu. Gạo ST25 là điển hình của việc nhãn hiệu dễ bị ăn cắp...

Để nâng tầm nông - thủy sản Việt, trước hết cần tính toán xem từng địa phương có sản phẩm nào nổi bật nhất. Có địa phương có rất nhiều sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) nhưng đa phần sản phẩm của các tỉnh, thành na ná nhau. Ở cấp quốc gia cũng cần xác định giống nào, mô hình sản xuất nào cho từng tỉnh; các địa phương cần cạnh tranh nhau chứ không làm thương hiệu chung. Tiếp theo, cần khắc phục tình trạng nông dân sản xuất riêng lẻ, không theo quy trình khoa học đã hướng dẫn; cải thiện chất lượng thu hoạch và xử lý sau quy hoạch...

Ngoài ra, phải cải thiện hoạt động marketing để khách hàng khi cần có thể dễ dàng biết được ở Việt Nam, địa phương nào có sản phẩm gì, xuất đi đâu?

. Ông ĐẶNG VĂN THÀNH, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC):

HỘI THẢO “NÂNG TẦM NÔNG - THỦY SẢN VIỆT”: Thay đổi tư duy sản xuất - Ảnh 3.

Mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân

Để thay đổi tình trạng "được mùa mất giá, mất mùa được giá", chúng ta cần thay đổi tư duy. Việt Nam có lợi thế về thiên nhiên, thổ nhưỡng trong khi dân số thế giới sắp đạt 8 tỉ người, kéo theo nguy cơ thiếu lương thực. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam, vì thế chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng.

Trong định hướng phát triển nông nghiệp, cần thông tin cho nông dân hiểu xu thế hiện tại là sản phẩm hữu cơ, xanh, sạch... Tập đoàn Thành Thành Công có diện tích 68.000 ha mía đường, trong đó có 30.000 ha ở nước ngoài (Lào, Campuchia). Chúng tôi đã ứng dụng công nghệ cao để tạo quy trình khép kín, hình thành cánh đồng mẫu lớn, thậm chí làm ra điện từ bã mía. Riêng với gần 40.000 ha mía trồng ở trong nước, nông dân gần như chỉ góp đất, DN cung cấp giống, vật tư và cam kết nông dân có lãi.

Với ngành chế biến dừa, trước đây nước dừa khô chỉ làm nước màu, nay chúng tôi làm nước dừa và sữa dừa xuất khẩu, tạo giá trị gia tăng rất lớn.

Về vai trò quản lý nhà nước, cần chính sách đầu tư mạnh hơn cho cơ sở hạ tầng, logistics thì mới phát triển được kinh tế nông nghiệp.

. PGS-TS NGUYỄN MINH ĐỨC, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến:

HỘI THẢO “NÂNG TẦM NÔNG - THỦY SẢN VIỆT”: Thay đổi tư duy sản xuất - Ảnh 4.

Cần tư duy lại nền nông nghiệp

Tôi tâm đắc với ý kiến của ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - về việc cần tư duy lại nền nông nghiệp theo hướng chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, từ sản lượng sang số lượng và tự tin hơn vào kỹ năng của chính mình.

20 năm trước, chúng ta lo thiếu ăn nhưng giờ phải ăn ngon thay vì ăn no. Kỹ năng chế biến của Việt Nam đã rất hiện đại và chúng ta là 1 trong 3 nhà xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Do vậy, chúng ta phải tự tin hơn, phải tập trung xây dựng những DN dẫn đầu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đầu tiên, cần có nguyên liệu rẻ nhất để sản xuất sản phẩm xuất khẩu đạt chất lượng cao. Tiếp theo, cần tiêu chuẩn hóa theo quốc tế thay vì tình trạng nông dân phải đáp ứng hàng chục tiêu chuẩn chung của quốc gia và nhiều tiêu chuẩn con của địa phương. Cần có DN dẫn đầu, tổ hợp tác hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn và tổ chức thu mua, sản xuất, chế biến, thương mại hóa theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, cần có tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc. Cuối cùng, cần xây dựng thương hiệu riêng của DN, cá nhân và thương hiệu quốc gia.

. Ông TRƯƠNG ĐÌNH HÒE, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP):

HỘI THẢO “NÂNG TẦM NÔNG - THỦY SẢN VIỆT”: Thay đổi tư duy sản xuất - Ảnh 5.

Nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu

Để ngành xuất khẩu thủy sản ĐBSCL tăng trưởng, chúng tôi kiến nghị Chính phủ và các địa phương duy trì, phát triển năng lực sản xuất nguyên liệu. Cụ thể, cần đầu tư mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ phục vụ nuôi trồng. Khuyến khích DN, tư nhân đầu tư vào những trung tâm sản xuất giống bố mẹ, nâng cấp các trại sản xuất giống cung cấp cho ĐBSCL.

Chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ sửa đổi Luật Đất đai theo hướng quan tâm đến vấn đề tích tụ ruộng đất, hạn điền, quy định sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất để phát triển được các vùng nuôi, sản xuất giống tập trung phù hợp.

Cần xây dựng cảng Cái Cui (TP Cần Thơ) trở thành cảng container chính của khu vực ĐBSCL nhằm kịp thời giảm chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa thủy sản xuất khẩu. Song song đó, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống giao thông kết nối cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không một cách thuận tiện. Mở rộng hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng hàng không để xuất khẩu những hàng hóa đặc thù, giá trị của ĐBSCL đi các nước...

. Ông NGUYỄN VĂN HỒNG, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ:

HỘI THẢO “NÂNG TẦM NÔNG - THỦY SẢN VIỆT”: Thay đổi tư duy sản xuất - Ảnh 6.

Nông nghiệp đối mặt nhiều khó khăn

Diện tích đất nông nghiệp của TP Cần Thơ khá khiêm tốn so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, chỉ khoảng 114.000 ha. Thời gian qua, UBND TP Cần Thơ rất quan tâm chỉ đạo các sở, ngành đẩy mạnh hỗ trợ nông dân trong việc liên kết tiêu thụ nông - thủy sản. Tuy nhiên đến nay, chỉ mặt hàng cá tra có tỉ lệ hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu thụ khá cao với trên 90%, còn lúa gạo và các các loại rau màu, cây ăn trái chỉ đạt khoảng 30%.

Có nhiều khó khăn trong tiêu thụ nông - thủy sản trên địa bàn TP Cần Thơ. Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Thứ hai, thói quen sản xuất tự phát, không dựa vào nhu cầu thị trường, chạy theo cái lợi trước mắt dẫn đến câu chuyện "mất mùa được giá, được mùa mất giá" khó có thể giải quyết dứt điểm. Thứ ba, đa số nông dân chỉ quan tâm sản xuất, chưa chú trọng xây dựng, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu. Thứ tư, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

. Ông NGUYỄN THANH XUÂN, Phó trưởng Văn phòng Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) khu vực Tây Nam Bộ:

HỘI THẢO “NÂNG TẦM NÔNG - THỦY SẢN VIỆT”: Thay đổi tư duy sản xuất - Ảnh 7.

Ưu tiên hỗ trợ vốn cho nông nghiệp

Agribank hiện cung ứng trên 220 sản phẩm dịch vụ với tổng dư nợ cho vay đạt trên 1,44 triệu tỉ đồng, trong đó có gần 70% tổng dư nợ cho vay là phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Để hướng tới nâng tầm nông thủy - sản, ĐBSCL cần triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt; Nghị quyết 120/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp BĐSCL.

Hoạt động tín dụng của Agribank trong lĩnh vực nông - thủy sản đôi khi gặp nhiều rủi ro liên quan đến giá cả, thời tiết, dịch bệnh... Tuy nhiên, với sứ mệnh phục vụ tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn), Agribank luôn đồng hành, sẻ chia với khách hàng. Chúng tôi tiếp tục ưu tiên và có giải pháp cụ thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ tam nông, khách hàng bán lẻ, khách hàng là DN nhỏ và vừa và tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực "xanh", bảo vệ môi trường theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo