xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hy vọng rồi thất vọng

Hồng Vân

"Tôi tham gia BHXH từ năm 1995, tại sao lại bắt buộc phải thực hiện quy định của điều luật ban hành sau thời điểm ấy hơn 20 năm? Nếu được quyền lựa chọn, tôi sẽ không tham gia BHXH vì có cảm giác mình bị lừa".

Bà Lê Ngọc Hạnh - đang làm việc tại một bệnh viện đóng trên địa bàn quận 5, TP HCM - khẳng định như vậy khi biết những bất hợp lý của khoản 2, điều 56 Luật BHXH năm 2014 đến thời điểm này vẫn không được sửa đổi.

Quy định này sẽ làm cho lao động nữ (LĐN) nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 chịu nhiều thiệt thòi bởi từ năm đóng BHXH thứ 16 trở đi, mỗi năm chỉ được cộng thêm 2% lương hưu thay vì 3% như hiện nay. Điều đó có nghĩa muốn được hưởng mức lương hưu tối đa 75% thì LĐN phải đóng BHXH đủ 30 năm thay vì 25 năm như luật hiện hành. Nếu điều luật này được thực hiện thì rất nhiều LĐN sau một đêm ngủ dậy đã mất 10% lương hưu. Đáng nói hơn, điều luật này còn thể hiện sự bất bình đẳng về giới nghiêm trọng khi có hiệu lực ngay trong năm 2018 chứ không có lộ trình 5 năm như nam giới.

Có ý kiến cho rằng quy định tại khoản 2, điều 56 Luật BHXH chỉ tác động đến 21.000 trong số 50.000 LĐN nghỉ hưu trong năm 2018. Đây là những người đóng BHXH dưới 30 năm nên lương hưu bị giảm. Xin thưa, chỉ riêng điều này đã là sai. Ngay cả những người đóng đủ 30 năm trở lên vẫn bị thiệt thòi vì khoản trợ cấp BHXH một lần cho thời gian đóng BHXH dư ra đã bị giảm sút. Trước đây, nếu đóng BHXH 31 năm, họ được nhận thêm trợ cấp BHXH một lần cho 6 năm đóng BHXH dư ra nhưng giờ chỉ được hưởng trợ cấp cho 1 năm. Như thế mà bảo không thiệt thòi sao? Song, điều đáng nói ở đây, 50.000 người nghỉ hưu trong năm 2018 là những đối tượng sẽ bị tác động tức thì của chính sách; còn về lâu dài, tất cả LĐN có thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở lên (điều kiện tối thiểu để hưởng lương hưu) sẽ bị ảnh hưởng và gánh chịu thiệt thòi.

Không chỉ người lao động và cán bộ Công đoàn nhìn ra sự bất hợp lý này. Vào tháng 7-2017, UBND TP HCM cũng đã có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam đề nghị xem xét, có ý kiến trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, không tăng thời gian đóng BHXH bắt buộc để được hưởng mức lương hưu tối đa của nữ từ 25 năm lên 30 năm khi tuổi hưu LĐN theo quy định của Bộ Luật Lao động chưa sửa đổi. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam cũng đã có báo cáo và đề xuất Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét để tránh thiệt thòi cho LĐN.

Từ 2 tháng trước, vấn đề này cũng đã được các đại biểu nêu lên tại kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XIV. Riêng Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có văn bản gửi Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất dừng thực hiện khoản 2, điều 56 Luật BHXH. Khi ấy, hàng triệu LĐN khấp khởi hy vọng quy định không phù hợp sẽ sớm được sửa đổi. Thế nhưng đến thời điểm này, khi chỉ còn vài ngày nữa là cái quy định bất bình đẳng ấy có hiệu lực, trả lời cho người lao động vẫn chỉ là sự im lặng... 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo