xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kéo giảm số ca Covid-19 tử vong ở tầng điều trị thứ 2

NGUYỄN THẠNH

Theo Bộ Y tế, nếu làm tốt việc điều trị ở tầng điều trị thứ 2 sẽ giảm số ca Covid-19 chuyển nặng, tăng khả năng cứu sống bệnh nhân

Những ngày qua, ghi nhận số ca Covid-19 tử vong mỗi ngày tại TP HCM có giảm nhẹ nhưng chưa như kỳ vọng của ngành y tế.

Đa số ca tử vong ở tầng điều trị thứ 2

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, trước đây, TP HCM áp dụng mô hình điều trị tháp 5 tầng, hiện đã đổi sang mô hình 3 tầng, như mô hình chung toàn quốc. Trong đó, "chân đế" là các ca F0 điều trị tại nhà, với hệ thống cơ sở y tế lưu động quản lý và cấp thuốc tại nhà. Kế đến là tầng điều trị thứ 2 - thu dung bệnh nhân vừa. Tầng 3 là ca bệnh nặng và nguy kịch.

Tầng điều trị thứ 3 hiện đã có thêm các trung tâm hồi sức lớn do Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách. Các trung tâm này cũng được giao cho các bệnh viện ở tầng 2. Ngoài ra còn có Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid-19 Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, đặt tại Bệnh viện Quốc tế City.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, đánh giá trong số ca tử vong do Covid-19 đến nay, 80% là ở TP HCM. Qua phân tích dữ liệu 5.575 ca tử vong, đủ thông tin cho thấy có 77,11% ca tử vong là ở tầng điều trị thứ 2, không phải là tầng có bệnh nhân nặng nhất.

Kéo giảm số ca Covid-19 tử vong ở tầng điều trị thứ 2 - Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid-19 của Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, đặt tại Bệnh viện Quốc tế City Ảnh: MẠNH CƯỜNG

Một trong những vấn đề cốt lõi của việc thực hiện các biện pháp tăng cường giãn cách xã hội tại TP HCM những ngày qua là nhằm kịp thời xét nghiệm, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, tập trung điều trị F0 cách ly tại nhà và tăng cường các biện pháp điều trị nhằm kéo giảm tử vong. Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp nhưng mức độ giảm còn chậm, chưa được như kỳ vọng của ngành y tế TP.

Thực tế, theo thống kê sơ bộ của ngành y tế TP HCM, tầng điều trị thứ 2 trong mô hình tháp 3 tầng là nơi bệnh nhân được điều trị khỏi, xuất viện nhiều nhất nhưng cũng có nhiều ca tử vong nhất. Tính từ đầu năm đến nay, số ca tử vong do Covid-19 trên toàn TP là 8.353.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, tỉ lệ tử vong do Covid-19 ở TP hiện vẫn dao động trong khoảng 250-300 ca/ngày. Phân tích cho thấy với biến chủng Delta, khoảng 85% số ca F0 nhẹ và khỏi bệnh khi điều trị tại nhà hoặc điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy vậy, vẫn còn 10%-15% số ca F0 chuyển nặng. Trong đó có những ca F0 chuyển nặng rất nhanh đến mức bác sĩ trở tay không kịp. Do đó, trong những ngày tới, ngành y tế sẽ dồn sức tập trung thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm tỉ lệ tử vong do Covid-19.

Ba yếu tố quyết định

Tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh có 3 yếu tố cực kỳ quan trọng mà tầng điều trị thứ 2 phải chuẩn bị, đó là ôxy, thuốc kháng đông và thuốc kháng viêm. Nếu làm tốt việc điều trị ở tầng này sẽ giảm số ca Covid-19 chuyển nặng, tăng khả năng cứu sống bệnh nhân nhiều hơn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, đây là tầng điều trị vô cùng quan trọng. Do đó, các địa phương khẩn trương rà soát lại nhu cầu số lượng ôxy điều trị, bồn chứa ôxy, bình lớn chứa ôxy... ở các cơ sở y tế thuộc tầng 2. 

Ở tầng này, Bộ Y tế khuyến cáo nên sử dụng máy thở dòng cao (HFNC) trong điều trị, máy thở không xâm nhập, cùng một số trang thiết bị mà nhân viên y tế có thể kiểm soát được. Đồng thời, phải luôn có thuốc kháng đông và kháng viêm, phải cho bệnh nhân sử dụng sớm để giảm mức độ nặng.

Để kéo giảm tử vong tại tầng điều trị thứ 2, ngành tế TP HCM vừa đưa ra một số giải pháp. Trong đó, yêu cầu lực lượng y tế tầng này phải kịp thời đánh giá sớm nhất tình trạng ca F0 chuyển nặng để chuyển tầng điều trị phù hợp. Việc đánh giá đúng tình trạng, phân loại trúng bệnh nhân và chuyển tầng điều trị chính xác sẽ giúp kéo giảm tỉ lệ tử vong.

Còn ở tầng 1 - nhóm những ca F0 đang điều trị tại nhà và các khu cách ly quận, huyện - hiện túi thuốc chăm sóc F0 đã được cấp phát, trong đó có thuốc kháng virus Molnupiravir. Đây là giải pháp được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội hạ thấp tỉ lệ ca F0 chuyển nặng hiệu quả từ giai đoạn sớm trong 5 ngày đầu người bệnh mới mắc Covid-19. Ngoài ra, với những ca F0 chuyển nặng ở tầng 1, ngành y tế đã có các đội phản ứng nhanh, trạm y tế lưu động hỗ trợ ôxy, cấp cứu tại nhà, từng bước cung cấp các giải pháp phù hợp hơn, giúp bảo toàn tính mạng F0 trong lúc chờ chuyển đến bệnh viện.

Với những giải pháp cơ bản trên cùng hàng loạt nỗ lực trong điều trị lẫn dự phòng kết hợp đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc-xin, ngành y tế TP HCM dự báo tỉ lệ tử vong do Covid-19 sẽ từng bước được kéo giảm trong thời gian tới.

Hiện TP HCM có 85.298 ca F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà. Trong đó có 60.581 bệnh nhân cách ly tại nhà ngay từ đầu và 24.717 bệnh nhân sau xuất viện tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Riêng số bệnh nhân đang cách ly, theo dõi, điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 22.245 người. 

Sẽ có thêm 34.000 liều thuốc kháng virus Molnupiravir

Ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM, cho biết thông tin trên tại buổi họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP vào chiều 30-8.

Trước đó, ngành y tế TP nhận 16.000 liều Molnupiravir và đã phân bổ đến các quận, huyện và TP Thủ Đức để phát cho bệnh nhân. Số thuốc này được bổ sung vào hoạt động cung cấp túi thuốc F0 để phát cho bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại nhà. Số lượng thuốc được phân bổ tùy tình hình thực tế ca F0 ở mỗi địa bàn.

2-box

Nhân viên y tế phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà ở phường 8, quận 11, TP HCM Ảnh: HẢI YẾN

Cũng tại cuộc họp báo, bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP, thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM - xác nhận hiện TP đã triển khai phát túi thuốc cho bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại nhà. Túi thuốc F0 trước đây có 2 gói A và B, nay gồm 3 gói: A (thuốc hạ sốt, vitamin), B (thuốc kháng đông, kháng viêm) và C (thuốc Molnupiravir). Túi thuốc thuộc gói C do một doanh nghiệp tại TP HCM được nhượng quyền khai thác và sản xuất, cam kết tài trợ 2,3 triệu viên, tương ứng với 116.000 liều.

Hiện Sở Y tế đã chuẩn bị được 150.000 túi thuốc A, B; riêng gói C, ngoài 16.000 liều đã phân bổ như đã nói, dự kiến trong 1-2 ngày tới, 34.000 liều sẽ được giao cho TP.

H.Yến

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo