xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi bạn nữ trẻ bị hỏi khó...

Đinh Lan

Lương - thưởng thấp, chưa có người yêu… mà Tết nào cũng bị hỏi dồn dập đến mức khó xử. Đó là nỗi lo của không ít bạn trẻ khi Tết đến xuân về

Vừa nhận lương, thưởng cuối năm, Hà Thị Thúy Nga (26 tuổi, quê Gia Lai) phải tính toán chi tiêu thật chặt chẽ cho những ngày Tết cổ truyền đang đến gần. Mỗi năm về quê, cô cố gắng dành dụm để lo toan nhiều thứ, từ quà biếu bố mẹ, mua sắm những thứ cần thiết trong nhà, rồi khoản lì xì cho trẻ em, mừng tuổi các thành viên cao niên. Cân đo để vừa vặn túi tiền mà vẫn bảo đảm cái Tết đủ đầy, sum vầy là mối bận tâm thường trực với cô.

Muốn chạy trốn vì bị hỏi kém duyên

Với Thúy Nga, khó khăn tài chính thật ra không đáng sợ bằng việc gặp phải những câu hỏi "khó đỡ" từ họ hàng, người quen mỗi khi về ăn Tết. Những câu hỏi như "Lương bao nhiêu một tháng?", "Tết về biếu bố mẹ được bao nhiêu tiền, vàng?", hay "Khi nào lấy chồng, bạn bè đều có con cả rồi"… kèm sự so sánh với bè bạn đồng trang lứa nay đã thành đạt, hạnh phúc đề huề. Điều đó gây khó nghĩ và căng thẳng cho cô gái trẻ một mình xa nhà lên thành phố lập nghiệp. Thúy Nga bộc bạch: "Áp lực về tài chính một thì áp lực từ các câu hỏi của họ hàng chú bác, hàng xóm lại gấp mười. Các câu hỏi được lặp đi lặp lại như áp lực vô hình khiến mình muốn chạy trốn. Năm nào cũng bị hỏi những câu giống nhau kiểu dò xét, rất mệt mỏi". Theo cô, những câu hỏi trong mắt người khác là vui, nhưng với cô có thể mang đến sự mặc cảm, tự ti.

Khi bạn nữ trẻ bị hỏi khó... - Ảnh 1.

Thúy Nga mong nhận được lời dặn dò, câu chúc sức khỏe thay vì các câu hỏi khó mỗi dịp Tết. (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Thực tế, việc hỏi han chuyện cá nhân với thái độ thiếu tế nhị, kém duyên không phải là mới. Có bạn trẻ thừa nhận sợ đón Tết chỉ vì không biết phải làm sao với những câu hỏi như vậy. Hán Thị Hằng Nga (22 tuổi, quê Phú Thọ) là một trong số đó. Bên cạnh sự trông đợi được đoàn tụ cùng gia đình và tận hưởng niềm vui ngày Tết, cô rất sợ gặp những câu hỏi về chuyện riêng tư. "Khó chịu trong lòng nên mình chỉ trả lời qua loa, sau đó nói về chuyện khác để không bị hỏi nữa" - Hằng Nga giải thích cách né tránh khi nhận các câu hỏi mà bản thân không hứng thú.

Khi bạn nữ trẻ bị hỏi khó... - Ảnh 2.

Hằng Nga sẽ thấy lo lắng nếu chuyện cá nhân bị đào sâu quá mức. (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Đối diện, nhìn nhận và ứng xử phù hợp

Thay vì lảng tránh giống Hằng Nga, Thúy Nga có phản ứng riêng. Dù không muốn nhưng cô vẫn giữ sự niềm nở, đáp cặn kẽ, thậm chí có phần "thổi phồng" một cách hài hước để lần sau không bị hỏi nữa.

"Nhiều lần bực tức, mình nghĩ ra cách đáp trả lại và tất nhiên vẫn kèm sự chuẩn mực, lễ phép. Chẳng hạn khi bị hỏi khi nào xây nhà mới cho bố mẹ, mình sẵn sàng nói đã mua vài căn chỉ chờ bố mẹ dọn vào ở, hay khi bị hỏi khi nào có chồng, mình trả lời xu hướng bây giờ là sống độc thân vui tính. Nói như vậy vừa tạo tiếng cười, không bị mất lòng mà chẳng sợ bị hỏi khó thêm" - cô giải thích.

Theo tiến sĩ quản lý giáo dục Nguyễn Vinh Quang (người sáng lập Tổ chức Hướng nghiệp quốc tế Mr.Q), sự quan tâm của người lớn đến đời sống, sự phát triển con cháu đã là một nếp văn hóa của người Việt. Người trẻ thành công, có công ăn việc làm tốt, chuyện tình cảm thuận lợi cũng là niềm tự hào đối với thế hệ đi trước. Nhưng khi bạn trẻ còn đang khó khăn trong sự nghiệp, lận đận tình duyên, gặp những câu hỏi về chủ đề này dễ dẫn đến cảm giác mặc cảm, xem như gánh nặng tinh thần.

"Thay vì đặt câu hỏi trực tiếp vào những yếu tố nhạy cảm, riêng tư thì mọi người có thể tiếp cận ở góc độ khơi gợi nhiều hơn để lắng nghe tâm tư tình cảm, thuận lợi lẫn vướng mắc trong công việc, hay quan điểm trong tình cảm đôi lứa, góc nhìn của giới trẻ về hôn nhân và gia đình… Từ đó, đưa ra những góc nhìn hết sức khách quan và trung lập từ kinh nghiệm thực tế của người đi trước" - tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang gợi ý.

Đối với người trẻ, đặc biệt là gen Z - lứa tuổi đang tràn đầy năng lượng, thường có cá tính, bản sắc riêng, thậm chí đáp trả người lớn nếu không vừa ý - cần hiểu rằng không phải ai cũng đủ khéo léo, thấu hiểu để có cách hỏi không phản cảm. Lời khuyên của chuyên gia là thử những cách trả lời thú vị, pha đôi chút hài hước để không khí nhẹ nhàng hơn. Từ đó, biến những chuyện "khó đỡ" thành cuộc thảo luận cởi mở và chia sẻ thay vì từ chối phản hồi hoặc có thái độ quá gay gắt.

Tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang nhấn mạnh: “Bạn trẻ cần tạo ra một niềm tin cho bản thân, dù những câu hỏi chưa được hay, chưa được khéo thì suy cho cùng cũng đều xuất phát từ sự quan tâm của người đối diện. Mỗi người có một cách quan tâm và thể hiện hoàn toàn khác nhau. Hãy đón nhận điều ấy một cách khách quan, tích cực và có phương pháp hồi đáp một cách uyển chuyển. Đừng tự biến sự quan tâm nào đó vô tình thành một áp lực, một cái gai trong mối quan hệ gia đình, với thế hệ trước”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo