xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi đầu vào dễ dãi...

A.Q

Những ngày cuối tháng 5, đầu và cuối tháng 6 rồi tháng 7-2023, trò và thầy cả nước vất vả, bận rộn với chuỗi hoạt động quan trọng: tổng kết - bế giảng năm học, thi vào lớp 10 công lập, thi tốt nghiệp THPT, thi đánh giá năng lực, xét tuyển đại học (ĐH).

Cùng với đó, cuộc đua tuyển sinh của hệ thống trường ĐH trong nước lại nóng lên. Chẳng phải bây giờ mà từ rất sớm, không ít trường đã "dạm ngõ" học sinh cuối cấp THPT. Nhiều trường hợp thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển sớm và nhận được phản hồi trúng tuyển cùng lúc từ một số trường; có trường hợp một thí sinh ở Trường THPT T.P (TP HCM) vừa nhận thông báo trúng tuyển của 5 trường ĐH (!).

Ai quan tâm đến tuyển sinh đều biết rằng theo quy định, thí sinh chỉ được trúng tuyển vào một nguyện vọng duy nhất sau khi đăng ký lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhận được thông báo trúng tuyển sớm từ nhà trường không có nghĩa là thí sinh đã đỗ vào ĐH. Thế tại sao mọi việc lại được tiến hành nhanh nhảu đến thế, trong khi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 phải đến cuối tháng 6 mới diễn ra (xét điểm thi tốt nghiệp là phương thức cơ bản nhất)? Không giải thích thì cũng vẫn hiểu, bởi đang vào cuộc đua "giành giật" người học. Mà đây mới chỉ đợt đầu, sau khi các trường tuyển không đủ chỉ tiêu thì sẽ tiến hành xét tuyển bổ sung, lúc đó gọi tên là cuộc đua "vét" thí sinh.

Trước đây, đỗ vào ĐH rất khó, một lớp có vài ba người đỗ ĐH là giỏi lắm, quý lắm, vinh dự lắm. Bây giờ, trường ĐH, cao đẳng rất nhiều và số khoa, ngành mở mới cũng nhiều cho nên trường nào cũng phải tìm cách tuyển đủ số lượng sinh viên mới bảo đảm mở lớp, cân đối thu chi. Từ đó, những năm qua có tình trạng hạ chuẩn đầu vào, người người vào ĐH, trong khi hệ thống trường trung cấp, trường nghề vẫn đìu hiu. Thử dẫn vài số liệu: Năm 2022, cả nước có hơn 1 triệu học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, trong số này có gần 620.477 em đăng ký nguyện vọng ĐH, mà tổng chỉ tiêu ĐH đã là 560.000 - mức chênh lệch khá nhỏ (60.477 thí sinh). Do vậy, gần như chỉ cần thí sinh đăng ký nguyện vọng ĐH là trúng tuyển! Khoảng 350.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng ĐH mà chọn học nghề, du học, xuất khẩu lao động... Số người được đào tạo ĐH cao hơn số người học nghề 1,6 lần, rõ là "thầy" nhiều hơn "thợ".

Tỉ lệ đỗ vào ĐH nay cao hơn trước đây rất nhiều, có phải nhờ dạy và học đã tốt lên? Chưa thể khẳng định điều này, bởi vì một khi còn tình trạng các trường ĐH đua "vét" thí sinh như thế; đặc biệt là tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm nào cũng cao ngất như thế (2020: 98,34%; 2021: 96,88%; 2022: 98,57%) thì không thể không lo cho chất lượng đầu vào. Đầu vào dễ dãi thì làm sao có nguồn nhân lực tốt cho tương lai?!

Ngành khoa học máy tính có thuật ngữ "Garbage In, Garbage Out", tức "đầu vào thế nào thì đầu ra thế nấy", nó nói thay cho quy luật phổ quát của cuộc sống, trong đó có giáo dục - đào tạo. Thực tiễn chứng minh lượng cử nhân thất nghiệp, làm trái ngành hoặc không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, phải đào tạo thêm và đào tạo lại rất đông. Thế nên, đánh giá chất lượng đầu ra, nên để các nhà tuyển dụng lên tiếng; hay nói cách khác, hãy để thực tế trả lời. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo