xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khốn đốn vì bị giật nợ tôm hùm

Bài và ảnh: Kỳ Nam

TAND tỉnh Khánh Hòa vừa xét xử vụ ngư dân nuôi tôm hùm ở huyện Vạn Ninh bị chủ vựa giật nợ gần 900 triệu đồng. Vụ này cảnh tỉnh về việc giao dịch mua bán tôm hùm có giá trị cao nhưng pháp lý lỏng lẻo

Theo đơn khởi kiện của bà Nguyễn Thị Kiều (ngụ huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đang nuôi tôm ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, ông Chung Tấn L. (SN 1970) và vợ là bà Phạm Thị Tố H. (SN 1979, ngụ thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh) từ tháng 11-2022 nhiều lần mua tôm của bà Kiều số tiền hơn 1 tỉ đồng nhưng không trả. Ngày 17-2-2023, vợ chồng ông L. làm giấy xác nhận nợ, trả trước bà Kiều 200 triệu đồng, số tiền nợ còn lại hơn 884 triệu đồng hẹn đến ngày 3-3 sẽ trả đủ. Sau đó, vợ chồng ông L. vẫn không trả tiền nên bà Kiều đã khởi kiện ra TAND huyện Vạn Ninh.

TAND huyện Vạn Ninh đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện, buộc ông L. và bà H. phải trả số tiền nợ nói trên. Tuy nhiên, ông L. kháng cáo. Đến ngày 21-11, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên án phúc thẩm, bác kháng cáo của ông L. bà H. và yêu cầu phải trả nợ cho bà Kiều. "Gia đình khốn đốn vì toàn bộ tiền vốn nuôi tôm vụ mùa 2022 không thu được. Vốn liếng mất hết nên việc tái sản xuất rất khó khăn. Nhiều hộ nuôi khác thậm chí còn không có giấy xác nhận nợ nên việc đòi nợ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào chủ vựa" - bà Kiều cho biết.

Khốn đốn vì bị giật nợ tôm hùm - Ảnh 1.

Ngư dân huyện Vạn Ninh bị giật nợ tôm hùm vì việc mua bán có pháp lý lỏng lẻo

Theo tìm hiểu của phóng viên, các huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, TP Nha Trang, TP Cam Ranh... đều có các vựa lớn chuyên xuất khẩu tiểu ngạch tôm hùm đi Trung Quốc. Xung quanh vựa lớn có hàng chục đầu nậu nhỏ "vệ tinh". Các chủ vựa thường ít hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước nên rất khó biết được chính xác đường dây xuất khẩu tiểu ngạch như thế nào.

Trong khi đó, việc xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ phía đối tác Trung Quốc. Đối với trường hợp vợ chồng chủ vựa là ông L. và bà H., khi tìm hiểu vụ việc phía ông L. cũng đưa ra nhiều tài liệu chứng tỏ bản thân cũng bị đối tượng người Trung Quốc giật nợ với số tiền hơn 32 tỉ đồng. Đây là số tiền mà ông L. lấy tôm của hơn 30 hộ dân ở huyện Vạn Ninh.

Vợ chồng ông L. đã có đơn gửi cơ quan chức năng phía Trung Quốc để làm rõ hành vi lừa đảo của đối tượng tên Trung (Hoàn Nam Thật). Ông L. phải qua tận TP Đông Hưng (Trung Quốc) để đòi nợ nhưng chỉ được đối tượng này ghi giấy nợ số tiền 32 tỉ đồng, với lý do làm ăn thua lỗ, xin trả dần và mong được thông cảm (!).

Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết trên địa bàn việc xuất khẩu tôm hùm đi Trung Quốc toàn bộ là tiểu ngạch, chỉ có 1 doanh nghiệp là chính ngạch nhưng mới dừng ở mức độ làm việc, đặt vấn đề. Hiện nay, việc xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn vì phía bạn đòi hỏi rất nhiều thủ tục. Còn xuất khẩu tiểu ngạch thông qua các thương lái Trung Quốc thì dễ hơn nhưng giao dịch theo kiểu gối đầu (chuyến trước trả tiền cho chuyến sau), dựa vào tin tưởng nên rủi ro rất cao. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo