xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không làm tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh

Nguyễn Thế - Minh Phong

Cũng tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội (QH) khóa XV, thay mặt Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (KB-CB, sửa đổi) với 120 điều.

Với vấn đề tự chủ tại các cơ sở KB-CB, trên cơ sở ý kiến đại biểu QH đề nghị quy định rõ về cơ chế tự chủ của các bệnh viện, dự thảo đã bổ sung một điều về tự chủ đối với cơ sở KB-CB của nhà nước. Trong đó, quy định cơ sở KB-CB của nhà nước sẽ được nhà nước bảo đảm kinh phí nhưng phải có trách nhiệm sử dụng hiệu quả nguồn tài chính.

Cơ sở thực hiện tự chủ được quyết định về tổ chức, nhân sự, mức thu các dịch vụ, đầu tư các dự án thực hiện KB-CB, quyết định chi và sử dụng tài sản công. Đối với vấn đề xã hội hóa trong hoạt động KB-CB, trên cơ sở ý kiến đề nghị bổ sung hình thức mua trả chậm, trả dần, thuê, mượn thiết bị y tế, khuyến khích thành lập quỹ hỗ trợ KB-CB, dự thảo cũng đã đưa ra các quy định về vấn đề này.

Một vấn đề được quan tâm trong dự thảo là giá dịch vụ KB-CB - viện phí, có ý kiến đề nghị thể hiện rõ hơn, đầy đủ hơn các yếu tố cấu thành giá. Đơn cử như yếu tố con người, khấu hao tài sản, cơ sở vật chất, tiền lương, công nghệ thông tin, vấn đề đào tạo. Đồng thời, quy định rõ nguyên tắc của tính đúng, tính đủ nhưng không làm tăng chi phí cho người dân. Bổ sung quy định về phương pháp định giá dịch vụ KB-CB cho phù hợp và thống nhất với quy định của dự thảo Luật Giá.

Tiếp thu ý kiến, cơ quan thẩm tra cho biết dự thảo được chỉnh lý theo hướng làm rõ các yếu tố cấu thành giá KB-CB; các chi phí để tính giá thành toàn bộ của dịch vụ KB-CB; căn cứ, nguyên tắc, thẩm quyền định giá dịch vụ KB-CB. Đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết các nội dung, lộ trình trước ngày 1-1-2025, phải tính đủ các yếu tố hình thành giá dịch vụ KB-CB đối với cơ sở KB-CB của nhà nước.

Đối với thẩm quyền của nhà nước (Bộ Y tế) trong định giá dịch vụ KB-CB, có ý kiến đề xuất Bộ Y tế quy định giá tối đa dịch vụ. Trong khi cũng có ý kiến đề nghị nhà nước quy định giá dịch vụ KB-CB thanh toán bằng BHYT theo lộ trình, phù hợp khả năng ngân sách nhà nước và chi trả của người dân. Đối với giá KB-CB theo yêu cầu, tôn trọng nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Sáng cùng ngày, QH nghe Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo đánh giá thực hiện Nghị quyết 30 về chính sách phòng chống dịch COVID-19.

Đại diện cơ quan thẩm tra - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết ủy ban này nhất trí việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách của Nghị quyết 30 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, thời gian gia hạn đến hết năm 2024 trên cơ sở danh mục do Bộ Y tế công bố. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế. Chính phủ cần có giải pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết các vướng mắc, bất cập nêu trên.

Từ cuối năm 2019, nhiều thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn đăng ký lưu hành nhưng không kịp thời được gia hạn. Tình trạng này trầm trọng trong các năm 2020, 2021 do tác động của dịch COVID-19. Số lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành phải xử lý từ nay đến hết năm 2023 khoảng 14.000 thuốc. Việc thực hiện gia hạn kịp thời hạn theo quy định tại Luật Dược đối với số thuốc trên là không khả thi.

Theo Bộ Y tế, thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hiệu lực giấy đăng ký lưu hành nhưng chưa được gia hạn hoặc cho phép tiếp tục sử dụng sẽ tác động trực tiếp đến nguồn cung thuốc cho KB-CB, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu thuốc. Các doanh nghiệp sẽ không được tiếp tục sản xuất, nhập khẩu với các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc này.

Vì vậy, Ủy ban Xã hội đề nghị QH thông qua Nghị quyết ghi nhận thành quả công tác chống dịch; cho phép tiếp tục một số chính sách giải quyết vướng mắc về chống dịch COVID-19. Chính phủ được đề nghị nhanh chóng giải quyết khó khăn trong chi trả cho lực lượng tham gia chống dịch; thanh toán chi phí KB-CB cho cơ sở y tế và người bệnh COVID-19; tăng tốc giải ngân một số chính sách về tài khóa, tiền tệ hỗ trợ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và có giải pháp thực hiện năm 2023.

Báo cáo trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết mục 3 Nghị quyết 30 chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31-12-2022, trong khi một số chính sách đã triển khai nhưng cần thêm thời gian để thực hiện hết cho các đối tượng và giải quyết những vướng mắc, tồn đọng đối với các hoạt động đã thực hiện nhưng chưa được chi trả, quyết toán. Do đó, Chính phủ đề xuất QH việc chuyển tiếp thực hiện đối với 2 chính sách để bảo đảm quyền, lợi ích của người dân.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo