xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không phòng chống dịch kiểu "ngăn sông cấm chợ"

NGỌC DUNG - BÍCH VÂN - HẢI YẾN

Bộ Y tế lưu ý chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 không phù hợp, kiên quyết không để xảy ra các hành vi vi phạm

Trước tình trạng một số địa phương áp dụng biện pháp quản lý, cách ly chưa đúng quy định và việc trạm y tế tự ý thu tiền xét nghiệm khi đến tiêm vắc-xin Covid-19, ngày 17-1, Bộ Y tế đã có công văn gửi chủ tịch UBND tỉnh, thành về việc chấn chỉnh các biện pháp phòng chống dịch chưa phù hợp.

Không cứng nhắc, thái quá

Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định. Bộ cũng lưu ý chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp, kiên quyết không để xảy ra các hành vi vi phạm.

Trước những quy định cách ly tại một số địa phương, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng khi đã chấp nhận sống chung với Covid-19, hầu hết người dân đã tiêm vắc-xin Covid-19 thì phải chấp nhận thực tế số ca mắc Covid-19 có thể tăng cao. "Chính phủ đã có Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, hiệu quả với dịch Covid-19, trong đó nới lỏng tất cả các hoạt động kể cả đi lại, kiểm soát rủi ro, vì thế các địa phương không nên "ngăn sông cấm chợ" vì tỉ lệ bao phủ vắc-xin đã cao, việc quy định thái quá sẽ ảnh hưởng đến xã hội, kinh tế và an sinh của người dân" - ông Phu nói.

PGS-TS Trần Đắc Phu cho rằng các tỉnh cần thực hiện nghiêm quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, tránh mỗi nơi làm một kiểu. Hiện việc cách ly, xét nghiệm đối với người từ địa phương khác về, Bộ Y tế đã có quy định cụ thể.

Trước tình hình số ca mắc Covid-19 ngày càng tăng, ngày 17-1, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng cho hay chủ trương của thành phố là không "ngăn sông cấm chợ", không ngăn cản, hạn chế đi lại.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, TP Đà Nẵng khuyến cáo người dân cần chủ động xét nghiệm khi nghi ngờ triệu chứng và đăng ký điều trị cho F0 tại nhà. F0 điều trị tại nhà phải tự ý thức bảo vệ đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm. Thành phố quy định các trường hợp cần phải thực hiện xét nghiệm gồm: Người nhập cảnh từ nước ngoài; người đến từ địa bàn có dịch cấp độ 3, 4 mà không có kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 trong vòng 72 giờ; người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh nhân Covid-19; người sinh sống tại các khu vực phong tỏa; F0 cách ly, điều trị tại nhà và người ở cùng; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế được chỉ định xét nghiệm theo quy định.

Không phòng chống dịch kiểu ngăn sông cấm chợ - Ảnh 1.

Chính quyền địa phương căng dây, dán thông báo trước khu vực có F0 trên địa bàn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng Ảnh: BÍCH VÂN

Kiểm soát chặt người nhập cảnh

Chiều cùng ngày, tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết thành phố đã có những hoạt động nhằm ứng phó với Covid-19 cũng như biến chủng Omicron trong dịp Tết Nguyên đán 2022.

Theo đó, TP HCM đang giám sát chặt chẽ về kiểm soát dịch, nhất là biến chủng Omicron như kiểm soát người nhập cảnh, tăng cường ở các cửa khẩu... "Nhờ vào những phương án quản lý, cách ly chặt chẽ, tầm soát người nhập cảnh, đến nay chưa có ca Omicron nào lây lan trong cộng đồng trên địa bàn thành phố. Hiện khách nhập cảnh vào Việt Nam phải có giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính trong 72 giờ. Đồng thời test nhanh âm tính 2 lần trước khi lên và sau khi xuống máy bay" - ông Tâm nói.

Cũng tại cuộc họp báo, trước phản ánh của các bác sĩ, điều dưỡng tham gia tình nguyện chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện (BV) dã chiến số 6 (TP Thủ Đức, TP HCM) chưa nhận đủ tiền hỗ trợ dù đã liên hệ với lãnh đạo BV nhiều lần, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM, cho biết các hồ sơ của tình nguyện viên đã hoàn tất trong chiều cùng ngày.

Theo bà Mai, về thông tin 32 bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên tại BV chưa nhận được trợ cấp chống dịch, bà Mai cho biết họ đã được nhận phụ cấp chống dịch của tháng 9-2021 nhưng chưa nhận được của tháng 10 và 11. Lý do là hồ sơ hợp đồng có trục trặc, kho bạc không đồng ý nên chưa chi trả được. "Toàn bộ hồ sơ của 32 bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên đã hoàn tất, có thể ngày mai (18-1) sẽ nhận được phụ cấp chống dịch" - bà Mai nói.

Bà Mai cho biết Sở Y tế và UBND TP HCM rất quan tâm đến chế độ của các lực lượng tình nguyện viên chống dịch, trong đó có các sinh viên y khoa. Các phòng chức năng của Sở Y tế đang phối hợp với các BV, các phòng y tế quận - huyện để rà soát việc chi trả và tiến độ chi trả. "Trường hợp nào chưa được giải quyết hoặc có sơ sót trong quá trình chi trả sẽ tiếp tục được xem xét giải quyết cho đến hết" - bà Mai khẳng định.

Ngày 17-1, TP Đà Nẵng ghi nhận số ca mắc Covid-19 kỷ lục với 924 ca, trong đó có 590 ca cộng đồng. Trong hơn 1 tuần qua, số ca nhiễm mới của địa phương này liên tục tăng.
Bộ Y tế cho biết ngày 17-1, nước ta ghi nhận 16.378 ca mắc Covid-19 tại 62 tỉnh thành, trong đó có 11.178 ca ngoài cộng đồng. Cùng ngày, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đăng ký bổ sung 5.366 ca nhiễm đã được rà soát trước đó. Trong ngày, có 20.172 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số người khỏi lên 1.747.462. Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 68 ca mắc Coivd-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo