xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỳ vọng chuỗi đô thị trăng lưỡi liềm

Lê Khánh

ĐBSCL hiện có 174 đô thị, gồm: 1 đô thị trực thuộc trung ương, 2 đô thị loại 1 thuộc tỉnh, 12 đô thị loại 2, 9 đô thị loại 3, 23 đô thị loại 4 và 127 đô thị loại 5. Tỉ lệ đô thị hóa toàn vùng đạt 31,16%, tăng 4,6% so với năm 2015.

Tuy nhiên, Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright công bố, cho thấy tỉ lệ đô thị hóa ở ĐBSCL từ năm 2009-2019 chỉ tăng từ 22,8% lên 25,1%, so với cả nước là từ 29,6% lên 34,4%. Cũng trong giai đoạn này, dân số thành thị của ĐBSCL chỉ tăng 403.000 người, chiếm 5,3% số tăng dân số thành thị của cả nước, trong khi tổng dân số của vùng chiếm 18% dân số cả nước.

Theo nhận định từ báo cáo trên, chính việc đô thị của ĐBSCL không phát triển nên chưa tạo ra nhiều giá trị kinh tế gắn với việc làm đã dẫn đến xu hưướng di cư khỏi ĐBSCL gia tăng. Không được dành đủ nguồn lực, đầu tư đúng mức, nhất là các cơ sở hạ tầng kết nối với TP HCM là một nguyên nhân rất lớn cản trở tiến trình đô thị hóa nói riêng, phát triển của ĐBSCL nói chung.

Theo ông Nguyễn Thanh Nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dụng, công tác triển khai quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL vẫn còn chậm và gặp nhiều thách thức, thể hiện qua: tỉ lệ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa của vùng vẫn thấp hơn nhiều so với trung bình toàn quốc; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật vùng còn yếu và thiếu đồng bộ. Kiến trúc sư Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam (Bộ Xây dựng), nhận xét TP Cần Thơ chưa phát huy vai trò đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội cho vùng, các tiểu vùng. Kết nối các đô thị thông qua các trục giao thông thủy, bộ còn hạn chế nên các đô thị cũng chưa phát huy được tiềm năng và vai trò, đặc biệt là đô thị cấp vùng, các đô thị cửa khẩu.

Trong khung định hướng phát triển vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra quan điểm mới về phát triển đô thị của vùng, kỳ vọng giải quyết được những bất cập trên. Đó là phát triển chuỗi đô thị hiện hữu dọc theo sông Tiền, sông Hậu thành vùng đô thị hóa - công nghiệp hóa tập trung, trong đó TP Cần Thơ vẫn giữ vị trí và vai trò trung tâm vùng.

Vùng đô thị này liên kết phát triển chặt chẽ TP HCM và vùng Đông Nam Bộ ở phía Đông, kết nối quốc tế với Campuchia về phía Tây. Trong đó, TP Cần Thơ được xác định là đô thị loại 1 trực thuộc trung ương, có vai trò trung tâm của toàn vùng và tiểu vùng dọc sông Tiền, sông Hậu. Các đô thị loại 1 có vai trò cấp vùng, bao gồm các TP: Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), Long Xuyên (tỉnh An Giang), Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), Cà Mau (tỉnh Cà Mau) và Tân An (tỉnh Long An).

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tương lai vùng ĐBSCL có chuỗi đô thị tập trung theo dọc sông Hậu từ Châu Đốc tới Cần Thơ, dọc theo sông Tiền từ cửa khẩu An Giang tới Bến Tre rồi rẽ ngang về phía TP HCM, tạo thành một chuỗi đô thị hình trăng lưỡi liềm, là một vành đai đô thị vùng ĐBSCL. Trong vành đai này, sẽ phát triển những chuỗi đô thị và chuỗi sản xuất, cung ứng tổng hợp cho toàn vùng về công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch trên cơ sở liên kết kinh tế giữa ĐBSCL với TP HCM và vùng Đông Nam Bộ, cũng như liên kết với các khu vực quốc tế. Đây là nơi tập trung sức người, sức của và cũng là những vùng đất tương đối thuận lợi cho phát triển và định cư lâu đời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo