xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làng nghề đặc sản hối hả đón Tết

VÂN DU - CA LINH - TÂM QUÂN

Các làng nghề đặc sản ở miền Tây đang chạy đua với thời gian để làm ra những sản phẩm chất lượng phục vụ thị trường Tết Quý Mão 2023

Trong không khí Xuân phảng phất, nhân công tại các làng nghề đặc sản ở ĐBSCL đang tất bật sản xuất để chuẩn bị sản phẩm cung ứng cho thị trường vào dịp Tết.

Tăng sản lượng 2-3 lần

Tuy mới hơn 4 giờ sáng nhưng nhân công làng khô Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân hay các cơ sở tôm khô, bánh phồng tôm ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã đến những vựa khô lựa cá tôm, phân cỡ, làm sạch, ướp muối rồi cho lên kệ để kịp phơi khi nắng lên. Tiếng gọi nhau í ới của họ đã làm sôi động những vùng quê.

Chị Nguyễn Thúy Diễm, ngụ huyện Phú Tân, cho hay cuộc sống gia đình chị chủ yếu phụ thuộc vào công việc tại các vựa khô ở địa phương. Nghề này mang lại cho chị thu nhập trung bình khoảng 6 triệu đồng/tháng. "Những ngày giáp Tết, sản lượng hàng tăng gấp đôi ba lần nên có khi làm đến khuya, bù lại chúng tôi được thêm khoản tiền để lo cho gia đình có cái Tết đầy đủ hơn" - chị Diễm háo hức.

Theo anh Nguyễn Văn Út, ngụ huyện Ngọc Hiển, số tiền thu nhập thêm từ việc tăng ca làm tôm khô, bánh phồng tôm anh sẽ để dành lo cho việc học của 2 con trai, rồi sắm sửa thêm bánh trái và mua quần áo mới cho bọn trẻ. "Mỗi năm chỉ một dịp có công việc tất bật thế này nên tôi cố gắng làm để lo cho con cái được bằng bạn bè" - anh thổ lộ.

Nhân công ở các làng nghề đặc sản đều có gia cảnh khó khăn nên Tết đến là dịp để họ gắng sức kiếm thêm thu nhập. Nhiều chủ cơ sở năm nào cũng tặng quà Tết, tuy giá trị vật chất không lớn nhưng là động lực để họ gắn bó với công việc.

Những ngày này, làng nghề tàu hũ ky ở ấp Mỹ Khánh 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cũng hối hả chuẩn bị hàng Tết, hoàn tất những đơn hàng cuối năm. Theo ông Huỳnh Văn Rặt, Trưởng ấp Mỹ Khánh 1, làng nghề này có 32 hộ, mỗi ngày sản xuất khoảng 3 tấn tàu hũ ky. Dịp Tết, các hộ phải tăng công suất lên 2-3 lần so với ngày thường.

Tàu hũ ky Mỹ Hòa được bán chủ yếu cho khách hàng ở các tỉnh, thành ĐBSCL và TP HCM. Bà Nguyễn Thị Xuân Hà - gia đình đã 4 đời theo nghề này - cho biết trung bình mỗi ngày, hộ bà sản xuất khoảng 100 kg tàu hũ ky nhưng dịp Tết luôn tăng lên ít nhất gấp đôi, với giá bán ổn định khoảng 120.000 đồng/kg.

Làng nghề đặc sản hối hả đón Tết - Ảnh 1.

Các làng nghề ở Cà Mau tất bật chuẩn bị hàng hóa cung ứng cho thị trường dịp Tết. Ảnh: VÂN DU

Giữ giá, bảo đảm chất lượng

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Chương, Giám đốc HTX Tân Phát Lợi (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), cho biết việc sản xuất - kinh doanh trong năm 2022 đạt nhiều kết quả ấn tượng nhờ dịch COVID-19 được kiểm soát; nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại sau thời gian thắt chặt chi tiêu. Từ tháng 10 âm lịch, nhiều đối tác đã chủ động liên hệ với HTX đặt hàng tôm khô, bánh phồng tôm, mắm tôm...

"Để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm dịp Tết, chúng tôi vẫn giữ giá như ngày thường. Cụ thể, tôm khô loại 1 giá 1,6 triệu đồng, loại 2 là 1,4 triệu đồng/kg còn bánh phồng tôm thì dao động từ 220.000 - 280.000 đồng/kg, tùy loại. Tết này, HTX chuẩn bị khoảng 20 tấn hàng hóa để bán ra thị trường" - ông Chương tiết lộ.

Trong khi đó, ông Dương Tiến Hải, chủ cơ sở sản xuất cá khô Tiến Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) cho biết đến thời điểm này, sức mua các loại cá khô chưa như kỳ vọng. "Giá các sản phẩm ở cơ sở chỉ tăng nhẹ so với Tết năm rồi. Mong rằng những ngày cận Tết, khách hàng sẽ đặt mua ồ ạt hơn" - ông Hải bày tỏ.

Bên cạnh việc giữ giá bình ổn, các cơ sở sản xuất đặc sản phục vụ thị trường Tết ở Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp… còn chú trọng đến vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Theo ông Nguyễn Văn Bình, chủ một vựa sản xuất - kinh doanh đặc sản khô ở huyện Phú Tân, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận thì các cơ sở luôn đặt sức khỏe người dùng lên hàng đầu.

"Tuy giá một số nguyên liệu đầu vào đã tăng nhưng chúng tôi vẫn bán sản phẩm với giá cũ nhằm giữ mối và mong muốn người tiêu dùng có thể tiếp cận với mức giá tốt nhất có thể. Cơ sở chúng tôi và nhiều cơ sở khác đã chú trọng đầu tư thiết bị mới, dù sản phẩm vẫn giữ giá bình ổn nhưng bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh" - ông Bình khẳng định.

Xử nghiêm vi phạm

Ông Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển, cho biết hội đã thường xuyên phối hợp cùng các ngành chức năng kiểm tra, tuyên truyền để các cơ sở sản xuất - kinh doanh đặc sản Tết chấp hành nghiêm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Những trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

Theo ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ, sở đã và đang tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp trong việc chuẩn bị hàng hóa cũng như mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh dịp Tết; kết hợp Cục Quản lý thị trường đẩy mạnh việc giám sát, xử lý nghiêm trường hợp kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng...


ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Làng nghề đặc sản hối hả đón Tết - Ảnh 3.
Làng nghề đặc sản hối hả đón Tết - Ảnh 4.
Làng nghề đặc sản hối hả đón Tết - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo