xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế

PHAN ANH thực hiện

Lãnh đạo TP HCM sẽ gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân vào sáng thứ bảy hằng tuần, bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 12-2019

Phóng viên: Bà nghĩ gì về việc Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM tổ chức lắng nghe dân với quy mô lớn này?

- Bà TÔ THỊ BÍCH CHÂU, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM: Đây không phải là lần đầu tiên TP HCM tổ chức lắng nghe dân. Việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng, phản biện từ các tầng lớp nhân dân đã được lãnh đạo TP thực hiện từ lâu và thường xuyên.

Lắng nghe người dân hiến kế - Ảnh 1.

Tuy nhiên, mức độ triển khai, hiệu quả đạt được chưa thật sự tương xứng với tiềm năng sáng tạo to lớn của nhân dân TP. Việc Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM ban hành Kế hoạch số 305 về "Khảo sát, tiếp nhận ý kiến của nhân dân góp phần xây dựng TP HCM sáng tạo đi đầu, cùng cả nước, vì cả nước" trong bối cảnh hiện nay nhằm khơi dậy mạnh mẽ, toàn diện sức dân, bao gồm cả trí tuệ, kinh nghiệm và những bài học rút ra từ chính cuộc sống của nhân dân; qua đó huy động được sức dân cùng với Đảng bộ, chính quyền thành phố thực hiện đạt kết quả cao Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24-11-2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.

Khi ban hành kế hoạch này, điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là sự cầu thị, tôn trọng nhân dân của Ban Chấp hành Đảng bộ TP, Ban Thường vụ Thành ủy TP và người đứng đầu là Bí thư Thành ủy TP. Đây cũng là dịp để các tầng lớp nhân dân TP phát huy tinh thần dân chủ, thực chất, có chiều sâu với tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm, đóng góp trí tuệ, tình cảm, tâm huyết của mình góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.

TP HCM sẽ tổ chức thực hiện kế hoạch này như thế nào để lắng nghe dân thực chất, có chiều sâu, phát huy dân chủ và thể hiện tinh thần cầu thị, tôn trọng nhân dân, thưa bà?

- Để việc lắng nghe người dân thực chất, Ban Thường vụ Thành ủy TP yêu cầu Thường trực Thành ủy - Thường trực HĐND - Thường trực UBND - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ TP trực tiếp gặp gỡ, tiếp nhận ý kiến của các tầng lớp nhân dân TP, cán bộ nghỉ hưu, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nhà quản lý, đoàn viên, kiều bào… Việc tiếp xúc, gặp gỡ với nhân dân sẽ được tổ chức chu đáo, trang trọng, khoa học.

Lắng nghe người dân hiến kế - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong (thứ hai từ trái qua) và Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM Lê Thanh Liêm (bìa phải) trò chuyện với kiều bào Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG

Với những người không được gặp trực tiếp lãnh đạo, TP sẽ có những kênh nào khác để họ được góp ý, hiến kế?

- Người dân có thể đóng góp ý kiến, hiến kế cho sự phát triển của TP trước hết qua kênh thông tin của báo chí. Các cơ quan báo chí TP và một số cơ quan báo chí trung ương đóng trên địa bàn TP sẽ xây dựng các diễn dàn, chuyên trang, chuyên mục để người dân góp ý, góp phần xây dựng TP sáng tạo đi đầu, cùng cả nước, vì cả nước. Tất cả người dân trong và ngoài nước đều có thể tham gia góp ý trên các diễn đàn này.

Các quận - huyện cũng chủ động xây dựng kế hoạch tiếp nhận các ý kiến, góp ý của nhân dân, cán bộ, đảng viên… trên địa bàn. Định kỳ hằng tháng gửi báo cáo về Thường trực Thành ủy để tổng hợp.

Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy sẽ tổ chức 2 cuộc khảo sát, thăm dò dư luận xã hội về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP nhiệm kỳ 2015-2020 và những kỳ vọng của nhân dân trong nhiệm kỳ 2020-2025. Cuộc khảo sát thu thập thông tin bằng 3 hình thức: phiếu xin ý kiến, phỏng vấn sâu và phân tích cây vấn đề. Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Thành ủy còn sử dụng hình thức khảo sát trực tuyến khi gửi thu thập ý kiến ngẫu nhiên thông qua các trang mạng xã hội, ứng dụng như: Facebook, Zalo, Viber, Imessage, Messenger, e-mail…

TP khuyến khích tiếp nhận nhiều ý kiến, đề án, chương trình, kế hoạch với các giải pháp khả thi, hiệu quả, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc, các điểm nghẽn trong sự phát triển của TP hiện tại và tương lai. Không chỉ lắng nghe các vấn đề bức xúc của nhân dân về ngập nước, kẹt xe, bảo vệ môi trường, cải tạo kênh rạch, xử lý rác thải, tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế… mà lãnh đạo TP còn mong muốn lắng nghe các giải pháp về phát triển kinh tế TP nhanh, bền vững, cải thiện môi trường đầu tư; phát triển hệ thống doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Các giải pháp thực hiện hiệu quả các chương trình đột phá của TP: phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ gắn với chỉnh trang đô thị, giảm ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường; phát triển hạ tầng xã hội, nhất là lĩnh vực y tế, giáo dục, các thiết chế văn hóa - thể thao; phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo để TP thật sự là trung tâm của cả nước và khu vực…

Bà có điều gì muốn nhắn nhủ đến người dân TP trong việc thực hiện kế hoạch này?

- "Lấy dân làm gốc" luôn là mục tiêu, chủ trương xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo của Đảng. Càng khó khăn, vướng mắc càng phải lắng nghe dân, dựa vào dân, xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mọi chủ trương, chương trình hành động của TP đều hướng đến mục tiêu cao nhất, đó là vì cuộc sống của nhân dân. Lãnh đạo TP luôn nghiêm túc lắng nghe, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của nhân dân với tinh thần trách nhiệm cao nhất để có những quyết sách đúng đắn nhất, hợp lòng dân nhất.

Vì vậy, tôi mong người dân TP chủ động, tích cực tham gia góp ý kiến, hiến kế để xây dựng TP sáng tạo đi đầu, cùng cả nước, vì cả nước. Đây không chỉ thể hiện quyền làm chủ mà còn là trách nhiệm, tình cảm của mỗi người dân đối với TP. 

Các buổi gặp gỡ quan trọng

Dự kiến lãnh đạo TP HCM sẽ gặp gỡ các đại biểu theo chuyên đề, lĩnh vực, các giới, có sự tham dự của thủ trưởng các cơ quan sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội TP có liên quan.

Dự kiến thời gian tổ chức như sau: các buổi gặp gỡ trí thức, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, y tế (ngày 5 và 12-10), buổi gặp gỡ của lãnh đạo TP với Liên hiệp Các hội Văn học - Nghệ thuật TP và đại biểu văn nghệ sĩ TP (19-10); buổi gặp gỡ các vị chức sắc tôn giáo, đại biểu đồng bào dân tộc (26-10 và 2-11); buổi gặp gỡ đại biểu thanh thiếu niên TP (9-11); buổi gặp gỡ đại biểu công nhân TP (16-11); buổi gặp gỡ đại biểu nông dân TP (23-11); buổi gặp gỡ đại biểu phụ nữ TP (30-11); buổi gặp gỡ đại biểu cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, bí thư chi bộ khu phố, ấp (7-12 và 14-12); buổi gặp gỡ đại biểu các doanh nghiệp TP (21-12); buổi gặp gỡ đại biểu Việt kiều (28-12).

Cử tri LƯƠNG VĂN HỒNG (phường 11, quận Tân Bình, TP HCM):

4-LuongVanHong3

Lắng nghe, giải quyết thấu đáo

Thời gian qua, cả nước nói chung và TP HCM nói riêng đã thật sự lắng nghe ý kiến của người dân thông qua việc tiếp nhận khiếu nại của người dân; thông qua các buổi tiếp xúc cử tri; tổ chức gặp gỡ giữa chính quyền TP với công nhân vệ sinh, với thiếu nhi, với các nhà khoa học, với các tôn giáo, với bí thư, chủ tịch 322 xã, phường trên địa bàn... Qua các cuộc gặp, nhiều vấn đề bức xúc của người dân đã được TP giải quyết. Tuy nhiên, để việc lắng nghe ý kiến người dân thực chất hơn, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người dân thì cần lắng nghe thật kỹ, giải quyết thấu đáo từng vấn đề dù đó là ý kiến của cá nhân. Ngoài ra, cần có cơ chế giám sát để bảo đảm ý kiến của người dân phải được các cơ quan chức năng giải quyết và kết quả giải quyết được người dân đồng tình.

Chính quyền cần nhận thức rõ rằng nhân dân trình bày nguyện vọng, đóng góp ý kiến, kể cả khiếu kiện đều là biểu thị quyền làm chủ của mình nhằm bảo vệ và xây dựng Đảng, chính quyền, là nhân dân mong muốn Đảng và nhà nước ta trong sạch hơn, vững mạnh hơn, bảo đảm tốt hơn quyền làm chủ của mình.

Ông ĐINH VĂN HUỆ (Bí thư Đảng ủy bộ phận khu phố 7, phường 15, quận 10, TP HCM) - 72 năm tuổi Đảng:

4-DinhVanHue

Loại bỏ những cán bộ xa dân

Tại TP HCM đã xảy ra một số vụ khiếu kiện đông người, nhất là các vụ việc liên quan đến đất đai. Một số cơ quan và cán bộ, công chức chưa thật sự quan tâm đến ý kiến của người dân. Do vậy, cán bộ, công chức, người thực thi nhiệm vụ không thể đổ lỗi cho người dân khiếu kiện mà phải đặt câu hỏi tại sao người dân khiếu kiện (tất nhiên phải loại trừ sự lợi dụng khiếu kiện để gây rối, làm mất đoàn kết, mất trật tự xã hội). Nếu không tôn trọng nhân dân sẽ dẫn đến nhận thức méo mó, sai lệch về nhân dân, không thể phát huy được quyền làm chủ của nhân dân.

Những sự việc đùn đẩy từ dưới lên trên và trên chỉ thị xuống dưới kéo dài nhiều tháng, năm, thậm chí nhiều năm, mà nguyện vọng của nhân dân vẫn không được giải quyết là biểu hiện về sự thiếu tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, là sự vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm méo mó mệnh đề tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân của Đảng trong thực tiễn.

Để bảo đảm tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chúng ta cần phải làm nhiều việc. Điều quyết định là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức thực sự trong sạch, có năng lực, đáp ứng yêu cầu, thực sự là công bộc, là đầy tớ trung thành của nhân dân. Những cán bộ, công chức mang tư tưởng quan cách, thiếu trách nhiệm thì cần phải kiên quyết loại bỏ.

Luật sư NGUYỄN HẢI NAM, Văn phòng Luật sư Công Quyền (TP HCM):

4-NguyenHaiNam

Có cơ chế khen thưởng ý kiến hay

Việc Thành ủy TP HCM ban hành kế hoạch để lắng nghe ý kiến của người dân, người dân TP có thêm kênh thông tin để phản ánh, đóng góp ý kiến xây dựng TP ngày càng phát triển.

Điều này thể hiện quyết tâm của lãnh đạo TP lắng nghe những ý kiến tâm huyết của người dân. Để người dân mạnh dạn trình bày ý kiến của mình thì cần có cơ chế khuyến khích, động viên, khen thưởng những ý kiến hay. Tiếp thu những ý kiến góp ý trên tinh thần cầu thị, làm sao thu hẹp khoảng cách giữa cán bộ và người dân. Cán bộ tiếp dân phải làm sao để người dân tin tưởng là ý kiến của mình sẽ được lãnh đạo tiếp thu và giải quyết.

Về đóng góp ý kiến, hiện TP đang thực hiện 7 chương trình đột phá, thực hiện Nghị quyết 54... và rất nhiều chương trình giúp TP ngày càng phát triển. Tuy nhiên, qua báo chí, các chương trình này vẫn chưa đạt được kết quả như lãnh đạo TP và người dân mong muốn. Tình hình ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tội phạm... vẫn còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, TP nên chọn một chủ đề để thực hiện dứt điểm trong năm. Ví dụ chọn chương trình giảm ngập nước thì TP tập hợp nguồn lực, nhân lực để làm sao giải quyết hết ngập, hơn là triển khai nhiều chương trình nhưng không làm được chương trình nào thì TP mãi vẫn tồn tại những thực trạng trên.

Trường Hoàng ghi

Đơn vị đồng hành:

Lắng nghe người dân hiến kế - Ảnh 8.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo