xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên an táng tại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng

TTXVN

Lễ tang Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, được tổ chức với nghi thức Lễ tang cấp nhà nước, vào ngày 10-4; an táng tại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, Hà Nội

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (tên khai sinh Nguyễn Hữu Vũ, bí danh Nguyễn Văn Đồng), sinh ngày 1-3-1923; quê quán xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; thường trú tại số nhà 54 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ và gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa, song do tuổi cao, sức yếu, đã từ trần hồi 11 giờ 42 phút, ngày 4-4-2019 (tức ngày 30-2 năm Kỷ Hợi) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên an táng tại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng - Ảnh 1.

Tang lễ Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên được tổ chức với nghi thức Lễ tang cấp nhà nước

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tham gia hoạt động cách mạng năm 1938, được kết nạp vào Đảng tháng 12-1939.

Ông đã giữ các chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI; uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa V; uỷ viên Bộ Chính trị khóa VI; nguyên: Tư lệnh Bộ Chỉ huy 559 kiêm Chính ủy, bí thư Đảng ủy 559; bí thư Ban Cán sự cố vấn, kiêm tư lệnh bộ đội tình nguyện ở Trung Hạ Lào; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ); đại biểu Quốc hội các khóa I, VI, VII, VIII.

Trên 80 năm hoạt động cách mạng, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, được Đảng, nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công hạng nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhận những thành tích, cống hiến của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Trung ướng Đồng Sỹ Nguyên với nghi thức Lễ tang cấp nhà nước.

Thông báo Lễ tang Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên

Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định Ban Lễ tang Nhà nước gồm 23 người; ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, làm Trưởng ban.

Linh cữu Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.

Lễ viếng từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ 30 phút, Thứ tư, ngày 10-4-2019.

Lễ truy điệu từ 12 giờ 30 phút, Lễ di quan từ 13 giờ 15 phút cùng ngày.

Lễ an táng hồi 17 giờ cùng ngày, tại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, Ba Vì, TP Hà Nội.

Tóm tắt tiểu sử Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên

(Nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), nguyên tư lệnh bộ đội Trường Sơn)

Ông Đồng Sỹ Nguyên (tên khai sinh Nguyễn Hữu Vũ, bí danh Nguyễn Văn Đồng), sinh ngày 1-3-1923; quê quán xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; thường trú tại số nhà 54 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Ông tham gia hoạt động cách mạng năm 1938, được kết nạp vào Đảng tháng 12-1939.

Từ năm 1938-1940, ông tham gia các tổ chức hội quần chúng cứu quốc ở trường học, ở xã; tháng 12-1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; Bí thư Chi bộ xã năm 1940.

Năm 1941, ông làm Phủ ủy viên lâm thời huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 1942 đến tháng 2-1945, ông làm uỷ viên Ban Cán sự tỉnh Quảng Bình phụ trách hai huyện Quảng Trạch và Tuyên Hóa.

Cuối năm 1942 địch khủng bố, cơ sở bị vỡ, ông sang Thái Lan và Lào tiếp tục hoạt động, gây dựng cơ sở trong Việt kiều.

Tháng 3-1945, ông về nước tham gia thành lập Ban Cán sự tỉnh Quảng Bình (sau là Tỉnh ủy lâm thời), lập chiến khu, chuẩn bị khởi nghĩa.

Tháng 8-1945, ông được chỉ định vào Thường vụ Tỉnh ủy và làm chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 1946-1948, ông làm bí thư huyện ủy, kiêm chính trị viên huyện đội, huyện đội trưởng huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông được cử đi học lớp Nguyễn Ái Quốc khóa 1-1946. Tháng 5-1948, ông làm tỉnh ủy viên, chính trị viên, kiêm tỉnh đội trưởng tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 1949-1950, ông được cử đi học lớp quân sự Bộ Tổng Tư lệnh, công tác ở Phòng Đảng vụ, Cục Chính trị.

Từ năm 1951 đến tháng 1-1954, ông làm cục phó Cục Tổ chức, phái viên của Tổng Tư lệnh trong các chiến dịch Điện Biên Phủ, Hoàng Hoa Thám, tham gia Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Trung Lào.

Từ tháng 2-1954 đến tháng 3-1956, ông phụ trách công tác trao trả tù binh ở Sầm Sơn và đón tiếp bộ đội miền Nam tập kết.

Từ tháng 4-1956 đến năm 1960, ông lần lượt kinh qua các chức vụ Cục phó Cục Điều động dân quân, cục trưởng Cục Động viên dân quân, bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Bộ Tổng Tham mưu; ông được phong quân hàm đại tá năm 1958.

Từ năm 1961-1962, ông được cử đi học tại Học viện Quân sự Bắc Kinh.

Năm 1964, ông làm tổng tham mưu phó.

Năm 1965, ông làm chính uỷ Quân khu 4, bí thư khu ủy; chính ủy kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam ở mặt trận Trung Lào.

Năm 1966, ông làm phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần phụ trách Tổng cục Tiền phương.

Từ năm 1967 đến tháng 5-1976, ông đã đảm nhiệm các chức vụ: Tư lệnh Bộ Chỉ huy 559 kiêm chính ủy, bí thư Đảng ủy 559; bí thư Ban Cán sự cố vấn Đảng, quân, dân, chính, kiêm tư lệnh Bộ đội tình nguyện ở Trung Hạ Lào. Ông được phong quân hàm trung tướng năm 1974. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ông tham gia cánh đường Quốc lộ 1.

Tháng 6-1976, ông giữ chức thứ trưởng Bộ Quốc phòng; chủ nhiệm Tổng cục Xây dựng kinh tế, bí thư Đảng ủy Tổng cục.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12-1976), ông được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; giữ chức thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng.

Từ năm 1977 đến tháng 2-1982, ông được bổ nhiệm giữ chức bộ trưởng, bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng. Đầu năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc, ông được điều trở lại quân đội làm tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu thủ đô. Tháng 8-1979, ông được điều trở lại công tác tại Bộ Xây dựng, giữ chức Bộ trưởng, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (tháng 3-1982), ông được bầu lại làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị; được bổ nhiệm giữ chức phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986), ông được bầu lại làmủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm ủy viên Bộ Chính trị; giữ chức phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).

Năm 1991, ông thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, được cử làm đặc phái viên Chính phủ thực hiện Chương trình 327 "trồng bảo vệ rừng phòng hộ;" tham gia chỉ đạo xây dựng đường Hồ Chí Minh. Ông được nghỉ công tác từ tháng 10-2006.

Ông là ủy viên Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI; ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa V; ủy viên Bộ Chính trị khóa VI; đại biểu Quốc hội các khóa I, VI, VII, VIII.

Do có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông được Đảng và nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công hạng nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo