xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liên kết vùng đồng bằng sông Hồng

Bạch Huy Thanh

Các địa phương trong vùng thủ đô Hà Nội nói riêng và vùng đồng bằng sông Hồng nói chung đang thực hiện nhiều giải pháp để tăng cường liên kết, phát triển toàn diện

UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 21-4 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội.

Liên kết toàn diện

Đại diện UBND TP Hà Nội cho biết thực hiện Nghị quyết 57 của Chính phủ, thành phố đã yêu cầu Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai lập quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở triển khai xây dựng thể chế liên kết vùng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, đô thị, hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, chủ trì, phối hợp các ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, bổ sung những chính sách, giải pháp cụ thể tăng cường hợp tác, liên kết vùng giữa Hà Nội với các địa phương để thủ đô phát triển nhanh, bền vững, là động lực thúc đẩy vùng và cả nước phát triển.

UBND TP Hà Nội cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã. Trong đó, Sở Tư pháp được giao chủ trì, tham mưu cho UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành trong việc nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đề xuất, đánh giá tác động của những cơ chế, chính sách đặc thù về liên kết, phát triển vùng thủ đô trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); tham mưu cho UBND thành phố trong việc lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và soạn thảo, trình dự án luật này.

Liên kết vùng đồng bằng sông Hồng - Ảnh 1.

Những tuyến đường vành đai sẽ là “xương sống” để phát triển, liên kết các địa phương trong vùng thủ đô Hà Nội Ảnh: HỮU HƯNG

Sở GTVT cùng UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan và Bộ GTVT trong quá trình thực hiện các dự án giao thông quan trọng có tính chất liên vùng; tham mưu cho UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, tạo liên kết vùng (đường Vành đai 4 - vùng thủ đô, Vành đai 5…).

Các tỉnh, thành trong vùng thủ đô cũng như vùng đồng bằng sông Hồng như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang... cho biết cũng đã giao các sở, ngành phối hợp để nghiên cứu, thực hiện những nội dung liên quan nhằm tăng cường hợp tác, liên kết vùng để cùng phát triển toàn diện.

Phát huy lợi thế của từng địa phương

Theo ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, sau 17 năm thực hiện Nghị quyết 54 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng để tiếp tục phát huy hiệu quả tinh thần của Nghị quyết 54, cần sớm hoàn thành và phê duyệt quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phê duyệt quy hoạch vùng sẽ làm cơ sở để các ban, bộ, ngành trung ương và các địa phương xây dựng thể chế liên kết vùng. Nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định nghị quyết mới nếu được ban hành sẽ cùng với Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị là cơ sở chính trị quan trọng cho thủ đô và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, bền vững...

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang, địa phương này cũng đã đề nghị trung ương sớm ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 làm định hướng phát triển cho các tỉnh, thành trong vùng, nhất là có những định hướng cụ thể cho Bắc Ninh. Tập trung chỉ đạo hoàn thành và phê duyệt quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, trong đó làm rõ định hướng, cơ chế điều tiết liên kết giữa các vùng, các địa phương trong vùng. Đồng thời, xác định, lựa chọn vị trí, vai trò đối với từng tỉnh, thành trong vùng, nhất là với Bắc Ninh - vốn có thế mạnh trong phát triển công nghiệp, đô thị, kinh tế tri thức, văn hóa...

Ông Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế, nhận xét các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng đang trong quá trình hoàn thiện quy hoạch cấp tỉnh để trình thẩm định. Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng cũng đang được lập theo Luật Quy hoạch 2020.

Vì vậy, theo ông Thắng, quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần thực hiện việc tổ chức, sắp xếp lại không gian vùng theo hướng sử dụng các nguồn vốn (bao gồm vốn FDI) có trọng tâm, trọng điểm để phát huy lợi thế của từng tỉnh, thành; bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững, khắc phục được sự thiếu liên kết, cạnh tranh trong thu hút FDI thời gian qua giữa các địa phương trong vùng. 

Đề xuất thành lập hội đồng tư vấn vùng

Để các địa phương phát triển toàn diện, ông Trần Anh Tuấn - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội Khoa học hành chính Việt Nam - kiến nghị thành lập hội đồng tư vấn vùng đối với các vùng trong cả nước, trong đó có đồng bằng sông Hồng, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên...

Theo ông Tuấn, hội đồng tư vấn phát triển vùng không phải là một cấp hành chính mà là một tổ chức với những thành viên do trung ương, Chính phủ và các địa phương trong vùng giới thiệu. Đó là các nhà quản lý, nhà khoa học hoặc đại diện những tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gắn với mục tiêu phát triển liên kết vùng. Hội đồng này thực hiện một số nhiệm vụ liên quan nhiệm vụ liên kết phát triển kinh tế - xã hội, tư vấn phát triển vùng, làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo