xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo ngại Covid-19, chùa Hà nổi tiếng linh thiêng đóng cửa không đón khách đầu năm

Yến Anh

(NLĐO)- Chùa Hà, ngôi chùa thiêng nổi tiếng Hà Nội, dán thông báo tạm thời đóng cửa từ 18 giờ ngày 11-2 để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.

Ngày 11-2, nhiều người dân Hà Nội đi lễ chùa Hà cuối năm khá bất ngờ khi thấy cổng chùa Hà dán thông báo đóng cửa đình - chùa Hà từ 18 giờ ngày 11-2 để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.

Lo ngại Covid-19, chùa Hà nổi tiếng linh thiêng đóng cửa không đón khách đầu năm - Ảnh 1.

Đình - chùa Hà đóng cửa từ 18 giờ ngày 11-2 để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.

Trao đổi với Báo Người Lao Động về thời hạn mở cửa, một thành viên Tiểu ban quản lý di tích đình chùa Hà cho hay do lo ngại Covid-19 nên di tích này tạm thời đóng cửa. Hiện vẫn chưa biết khi nào mới mở cửa trở lại đón khách lễ chùa đầu năm.

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội.

Lo ngại Covid-19, chùa Hà nổi tiếng linh thiêng đóng cửa không đón khách đầu năm - Ảnh 2.

Chùa Hà ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội

Có hai truyền thuyết liên quan đến chùa Hà. Truyền thuyết thứ nhất, vào thời Lý, vùng Dịch Vọng đã có nhiều danh thắng nổi tiếng. Vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi, vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này còn có tên là Thánh Đức tự. Vua Lý Thánh Tông đột ngột mất năm 50 tuổi, thái tử Càn Đức lên ngôi lúc 7 tuổi, tức là Lý Nhân Tông.

Lo ngại Covid-19, chùa Hà nổi tiếng linh thiêng đóng cửa không đón khách đầu năm - Ảnh 3.

Trước khi chùa Hà chính thức đóng cửa, người dân đến chùa lễ vọng từ ngoài sân

Truyền thuyết thứ hai: Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt cưu mang mình và đưa ông lên ngôi vua vào năm 1460.

Lo ngại Covid-19, chùa Hà nổi tiếng linh thiêng đóng cửa không đón khách đầu năm - Ảnh 4.

Chùa Hà được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1996

Đình - chùa Hà thu hút ngày càng đông khách tham quan du lịch gần xa. Nhất là cứ đến ngày sóc vọng (mùng 1 và 15 âm lịch) hàng tháng, đình chùa Hà luôn đông kín người đến thắp hương lễ Phật cầu Thánh. Đặc biệt, trai gái Hà Nội hay đến chùa Hà để cầu tình duyên, trai gái đang yêu nhau thì đến cầu thành vợ thành chồng, chưa có người yêu thì đến cầu cho chóng có người yêu.

Hàng năm, ngay sau phút giao thừa, chùa Hà luôn tấp nập du khách gần xa đến lễ Phật. Những ngày đầu năm, chùa Hà luôn đông kín khách.

Lo ngại Covid-19, chùa Hà nổi tiếng linh thiêng đóng cửa không đón khách đầu năm - Ảnh 5.

Chùa Hà chính thức tạm thời đóng cửa không đón khách đến lễ chùa đầu năm

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã ký công văn liên quan đến việc cầu nguyện quốc thái dân an trong dịp Tết Tân Sửu 2021.

Lo ngại Covid-19, chùa Hà nổi tiếng linh thiêng đóng cửa không đón khách đầu năm - Ảnh 6.

Đình Hà

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị toàn thể Tăng Ni, Phật tử các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước thực hiện Tết 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) để cầu nguyện quốc thái dân an, dịch bệnh sớm tiêu trừ, đem lại sự bình an, may mắn cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội trong năm mới Tân Sửu.

Lo ngại Covid-19, chùa Hà nổi tiếng linh thiêng đóng cửa không đón khách đầu năm - Ảnh 7.

Nhà chùa đã đóng cửa

Các chùa, cơ sở tự viện và tăng ni thực hiện chia nhỏ các khóa lễ cầu an làm nhiều buổi, không tập trung đông người.

"Không tổ chức động tín đồ hành hương tới nhiều địa phương, nhất là các địa điểm nằm trong vùng dịch. Các khóa lễ cầu an phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung nghi lễ không đúng chính pháp của Phật giáo. Khuyến khích tăng ni, Phật tử ứng dụng các hình thức trực tuyến online phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân thông qua các nền tảng mạng xã hội của Giáo hội như: Giác ngộ Online, Phật giáo.Org, Phật sự Online, Mạng xã hội Butta" - công văn nêu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo