xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Make in Vietnam" sẽ vươn tầm thế giới

Văn Thế

Nếu có lộ trình và hướng đi đúng đắn, công nghệ "Make in Vietnam" sẽ vươn tầm thế giới và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn

Trình bày tham luận "Chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới" tại phiên làm việc sáng 28-1 của đại hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết sau Nghị quyết số 52 của Ban Chấp hành Trung ương, đến tháng 6-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749 phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chuyển đổi số quốc gia theo 3 trụ cột

Bộ trưởng Bộ TT-TT khẳng định Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình hay chiến lược về chuyển đổi số quốc gia. Cuộc dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh chóng theo 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. "Giống như khai phá những vùng đất mới, không gian mạng được mở rộng sẽ tạo dư địa và mở ra không gian phát triển mới cho đất nước" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Về các giải pháp cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng hạ tầng số đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế số, xã hội số. Từ đó, Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ di động 5G, làm chủ hạ tầng điện toán đám mây (cloud) thông qua các nền tảng "Make in Vietnam". Bên cạnh đó, Việt Nam cần nhiều hơn nữa các nền tảng số "Make in Vietnam" có khả năng đi ra toàn cầu để chiếm lĩnh những không gian mới.

Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, các nền tảng "Make in Vietnam" sẽ gánh vác trên vai sứ mệnh lớn lao, đó là hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, siêu nhỏ (MSME) thực hiện chuyển đổi số, góp phần vào hiện thực hóa chủ trương lớn của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế quốc gia. Tiếp cận được với các DN này, DN công nghệ số sẽ có cơ hội tiếp cận với 98% DN Việt Nam. Đây là thị trường không nhỏ mà DN công nghệ số Việt Nam cần phải tập trung khai thác triệt để.

"Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, ngành TT-TT đặt mục tiêu phát triển DN công nghệ số, cứ 1.000 người dân/DN công nghệ số" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tin tưởng.

Make in Vietnam sẽ vươn tầm thế giới - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình bày tham luận tại Đại hội Ảnh: NHƯ Ý

Làm chủ không gian mạng

"Tư lệnh" ngành TT-TT cũng nêu rõ giải pháp làm chủ không gian mạng quốc gia. An toàn, an ninh mạng phải song hành và trở thành một phần không thể tách rời của chuyển đổi số. Việc phát triển hạ tầng số an toàn (SAFE), tin cậy (TRUST) sẽ tạo niềm tin số cho xã hội khi tham gia vào các hoạt động trên không gian mạng, từ đó thúc đẩy kinh tế số, xã hội số phát triển. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Trong năm 2021, mỗi người dân sẽ có cơ hội sở hữu một danh tính số và được xác thực khi tham gia vào các dịch vụ trực tuyến để bảo đảm an toàn và nâng cao mức độ tin cậy của các dịch vụ".

Với năng lực làm chủ tới hơn 90% hệ sinh thái vào năm 2020, Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào và tin tưởng rằng hệ sinh thái "Make in Vietnam" sẽ bảo đảm sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng và cùng với các nền tảng số Việt Nam vươn ra toàn cầu. Công nghiệp an toàn, an ninh mạng nội địa chiếm lĩnh thị trường trong nước, doanh số tăng trưởng 25%-30%/năm.

Cùng với đó là chiến lược làm chủ công nghệ sản xuất "Make in Vietnam", hướng tới mục tiêu hình thành các DN công nghệ số Việt Nam có năng lực vươn ra toàn cầu. "Với lực lượng DN công nghệ số đông đảo, Việt Nam có đủ điều kiện mà nhiều quốc gia không có được để xây dựng và làm chủ một hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số, phát triển kinh tế số, xã hội số vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Định hướng của ngành TT-TT trong giai đoạn tới là chuyển đổi từ gia công lắp ráp thành phát triển sản phẩm. Chương trình "Make in Vietnam", với trọng tâm là nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G, IoT, điện thoại thông minh, các nền tảng phục vụ chuyển đổi số quốc gia. 

Đóng góp lớn vào GDP quốc gia

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Việt Nam là một thị trường của gần 100 triệu dân, có khả năng tiếp cận với thị trường ASEAN gần 600 triệu dân, thị trường RCEP hơn 2 tỉ dân và nhiều thị trường quan trọng khác. Nếu có lộ trình và hướng đi đúng đắn, công nghệ "Make in Vietnam" sẽ vươn tầm thế giới và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP quốc gia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo