xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mưa như trút nước đang bao phủ miền Trung

Nhóm phóng viên

(NLĐO) - Vị trí tâm bão số 4 lúc 19 giờ ngày 27-9 chỉ còn cách Quảng Ngãi khoảng 147 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất: cấp 13-14 (134-166 km/giờ), giật cấp 16.

Tối 27-9, mưa lớn bao phủ nhiều tỉnh, thành miền Trung. Vùng biển từ Quảng Trị đến Bình Định xuất hiện những đợt sóng lớn, gió thốc mạnh.

Theo tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Vị trí tâm bão số 4 lúc 19 giờ ngày 27-9 ở khoảng 15.7N; 110.0E, cách Đà Nẵng khoảng 186 km, cách Quảng Nam khoảng 170 km, cách Quảng Ngãi khoảng 147 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất: cấp 13-14 (134-166 km/giờ), giật cấp 16. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/giờ.

Ảnh hưởng của bão số 4: tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; đảo Cồn Cỏ gió cấp 6, giật cấp 8; lượng mưa đo được từ 7 gờ đến 18 giờ ngày 27-9 một số nơi có mưa rất to trên 130 mm như: Vĩnh Kim (Quảng Trị) 215 mm, Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) 152 mm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 115 mm, Lý Sơn (Quảng Ngãi) 141 mm.

Miền Trung bắt đầu hứng mưa to, gió giật mạnh từ bão số 4 (Noru) - Ảnh 13.

Bão số 4 đang trên đường hướng vào miền Trung

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đình hoãn các cuộc họp chưa thật cần thiết, cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai chống bão số 4, cần phân công từng đồng chí trong Thường vụ, lãnh đạo trực tiếp xuống từng địa bàn trọng điểm ứng trực để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.

16:46 ngày 27/09/2022

Quảng Trị: Lốc xoáy khiến 3 người bị thương, hàng trăm nhà tốc mái

Trận lốc xoáy đã khiến hơn 200 nhà dân ở tỉnh Quảng Trị bị tốc mái, có 3 người bị thương được đưa đi cấp cứu.

Ông Trần Đình Cảm, Bí thư Đảng ủy thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị), chiều 27-9 xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra trận lốc xoáy khiến nhiều người bị thương và hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái.

undefined - Ảnh 1.

Chợ thị trấn Cửa Việt bị hư hại nặng

Cụ thể, trận lốc xoáy xảy ra vào đầu giờ chiều nay 27-9 đã khiến một ngôi nhà tại khu phố 3 (thị trấn Cửa Việt) bị sập làm 3 người trong một gia đình bị thương, phải nhập viện cấp cứu, điều trị. Thống kê ban đầu, có khoảng 200 ngôi nhà bị gió giật tốc mái và chợ thị trấn Cửa Việt bị hư hại nặng nề.

undefined - Ảnh 2.

Lốc xoáy khiến hàng trăm ngôi nhà ở thị trấn Cửa Việt tốc mái. (Ảnh CTV)

undefined - Ảnh 3.

Lốc xoáy quét qua khiến nhà dân ở thị trấn Cửa Việt tốc mái

Các lực lượng chức năng đang có mặt tại hiện trường triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn cho người dân.

Chiều 27-9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra tình hình phòng chống bão Noru ở huyện Triệu Phong và Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Tại đây, Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Trị chú trọng việc sơ tán, đảm bảo an toàn cho tính mạng người dân, đồng thời chú ý bảo vệ tài sản khi nhân dân đi trú tránh bão. Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng vì Quảng Trị đã sơ tán người dân đến nơi kiên cố, an toàn, đồng thời nhắc nhở người dân không được chủ quan sau cơn bão.

undefined - Ảnh 4.
undefined - Ảnh 5.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã thăm hỏi, động viên một số ngư dân

Kiểm tra tại khu neo đậu tàu thuyền nam Cửa Việt (xã Triệu An, huyện Triệu Phong), nơi có hơn 400 tàu cá đang trú bão, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã thăm hỏi, động viên một số ngư dân; đồng thời, yêu cầu chính quyền địa phương dứt khoát di dời thuyền viên lên bờ và sẽ cưỡng chế nếu không chấp hành.

Đến 17 giờ ngày 27-9, tỉnh Quảng Trị đã tiến hành sơ tán 4.123 hộ dân với 12.926 nhân khẩu ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong… khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn để trú bão Noru. Riêng tại huyện đảo Cồn Cỏ, trên 300 người dân, cán bộ đã được đưa vào 2 hầm tránh trú bão trên đảo để đảm bảo an toàn trước khi bão đổ bộ.

undefined - Ảnh 6.
undefined - Ảnh 7.

Trước đó, tại tỉnh Quảng Trị, phóng viên Báo Người Lao Động đang có mặt tại vùng biển bãi ngang huyện Triệu Phong. Đây là khu vực được nhận định sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi bão số 4 đổ bộ. 

Từ 15 giờ, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bắt đầu có mưa to, trời nổi sấm rền.

undefined - Ảnh 8.
undefined - Ảnh 9.

Lực lượng chức năng của huyện Triệu Phong giúp dân sơ tán

Ngay trong chiều nay, huyện Triệu Phong sẽ sơ tán hơn 1.700 hộ dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn để tránh trú bão; trong đó vùng bãi ngang này có hơn 260 hộ dân buộc phải sơ tán khẩn cấp.

Lực lượng chức năng hỗ trợ đưa người dân ở Quảng Trị đến nơi tránh bão

  Ông Đặng Quang Hải, Chủ tịch UBND xã Triệu Lăng, thông tin địa phương đang triển khai sơ tán 48 hộ với 90 nhân khẩu đến nơi an toàn để phòng chống bão Noru. Đây là những hộ dân neo đơn, già cả, gia đình chính sách sống trong những căn nhà tạm bợ, thiếu an toàn. "Chúng tôi sẽ đưa người dân đến trú bão trong những ngôi nhà kiên cố, an toàn hơn ngay trong chiều nay" - ông Hải nói.

16:33 ngày 27/09/2022

Kon Tum: Sạt lở nhiều tuyến đường, nguy cơ cầu bị nước cuốn trôi

Tối 27-9, do ảnh hưởng của bão số 4 gây mưa lớn, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã xuất hiện 4 điểm sạt lở trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ. Trong đó, điểm sạt lở lớn trên tỉnh lộ Măng Bút - Ngọc Hoàng có nguy cơ gây đứt đường. 

undefined - Ảnh 1.

Một điểm sạt lở ở huyệnTu Mơ Rông

Còn tại một cây cầu trên Quốc lộ 40B bị xói mòn 2 bên mố, có nguy cơ bị cuốn trôi cầu. Tuyến đường nối xã Văn Xuôi và xã Ngọk Yêu cũng bị nước lũ làm xói lở 1/3 mặt đường.

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết đã cử người trực 24/24 giờ, triển khai cắm cọc và biển cảnh báo cho người dân qua lại. Bên cạnh đó, huy động lực lượng khẩn trương khắc phục sự cố. "Nếu các đường còn tiếp tục sạt lở, nguy cơ có địa phương bị cô lập là hoàn toàn có thể xảy ra" – ông Mạnh nói.

Đến 16 giờ, UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã đưa 14 hộ với 51 người ở thôn Đăk Văn, xã Văn Xuôi từ vùng sạt lở nguy hiểm tới nơi an toàn. Ngoài ra, đưa 65 học sinh bán trú ở thôn Tam Rin, xã Ngọc Yêu về trường bán trú của xã để chủ động khi có mưa lớn xảy ra. 

Huyện Tu Mơ Rông cũng đã bố trí hàng loạt cơ sở là các điểm trường, trụ sở UBND xã để làm nơi ở khi cần di dời dân. 

Ông Võ Trung Mạnh, chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rômg cho biết hiện tại trên địa bàn trời mưa nhỏ, gió bắt đầu thổi mạnh. Do địa hình đồi dốc nên chính quyền địa phương đặc biệt lo ngại  sạt lở, lốc xoáy có nguy cơ cao xảy ra.

16:02 ngày 27/09/2022

Quảng Ngãi di dời người dân vào hầm quân sự

Tại tỉnh Quảng Ngãi, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 nên hiện nay đảo Lý Sơn đã có gió bão cấp 7-8 giật cấp 9 kèm theo mưa lớn, biển động dữ dội. Đến thời điểm này công tác phòng chống bão số 4 tại Lý Sơn đã cơ bản hoàn tất toàn bộ tàu thuyền và lồng bè nuôi trồng thủy sản đã được đưa vào neo trú ẩn toàn.

Sóng lớn nổi lên tại Lý Sơn

Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết đến trưa nay (27-9), tại huyện Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 8-9, sóng biển cao 3-5m, mưa lớn kéo dài. "Sáng nay, chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng chức năng đã di dời 34 hộ dân đến nơi an toàn bằng phương án xen ghép. Đồng thời, từ 10 giờ trưa nay, UBND huyện cũng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, rời nơi cư trú để bảo đảm  an toàn, tính mạng. Địa phương cũng lên phương án sơ tán, di dời người dân vào hầm quân sự để trú ngụ nếu bão tăng cấp", bà Hương cho biết.

Lý Sơn

Trung tâm tỉnh Quảng Ngãi và khu vực lân cận. mực nước trên các sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ lên đang lên cao dần. Khắp các địa phương trong tỉnh, công tác sơ tán, di dời dân ứng phó bão Noru diễn ra gấp rút.

undefined - Ảnh 3.

Bầu trời Lý Sơn xám xịt trưa 27-9. Ảnh: CTV

Tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (nơi dự báo bị ảnh hưởng nặng nhất của bão Noru), Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bình Sơn phối hợp cùng chính quyền địa phương các xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân các xã ven biển khẩn trương sơ tán đến nơi trú ẩn. Đồng thời tiến hành kiểm tra, chằng chống, gia cố lại lần cuối nhà cửa cho bà con.

Lý Sơn bắt đầu có gió mạnh trưa 27-9

Ông Lương Kim Sơn, Bí thư Huyện ủy Bình sơn, cho biết tính đến 12 giờ trưa nay, công tác di dời sơ tán người dân để phòng tránh bão Noru đã cơ bản hoàn tất. Huyện khuyến cáo ngư dân, các hộ nuôi trồng thủy sản tuyệt đối không được ở lại thuyền và các lồng bè trên biển. Mọi công tác dự kiến hoàn thành trước 16 giờ chiều 27-9. 

undefined - Ảnh 5.

Bộ đội giúp dân Quảng Ngãi đi sơ tán. Ảnh: T.Trực

Ngoài huyện Bình Sơn, các địa phương khác như Lý Sơn, TP Quảng Ngãi, Mộ Đức, Đức Phổ... của tỉnh Quảng Ngãi cũng đã cơ bản hoàn thành công tác di dời, sơ tán người dân tránh bão số 4. 

Sơ tán người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi


undefined - Ảnh 7.

Để ứng phó với bão Noru, UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh khẩn trương ứng phó khẩn cấp với bão số 4. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi thống nhất từ 12h ngày 27-9, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị nhà nước được nghỉ làm việc cho đến khi có thông báo mới từ cấp có thẩm quyền, trừ những người được thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phân công tham gia phòng chống lụt, bão của cơ quan, đơn vị mình.

undefined - Ảnh 8.

Hai bà cháu sơ tán tránh bão. Ảnh: T.Trực

undefined - Ảnh 9.

Lực lượng chức năng đưa người dân Quảng Ngãi đi tránh bão. Ảnh: T.Trực

undefined - Ảnh 10.

Bữa trưa vội vàng của người dân huyện Bình Sơn khi đi sơ tán. Ảnh: T.Trực

undefined - Ảnh 11.

Một gia đình ở huyện Bình Sơn đi tránh bão. Ảnh: T.Trực

16:01 ngày 27/09/2022

Quảng Nam: Bão áp sát, hàng chục ngư dân vẫn "bám trụ" trên tàu

 

Tối 27-9, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã phải đưa một cụ bà đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cấp cứu. Theo thiếu tá Phạm Văn Trung, trợ lý quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, khoảng 19 giờ cùng ngày, lực lượng y tế của Bộ đội Biên phòng tỉnh nhận được thông báo một phụ nữ khoảng 60 tuổi đang được sơ tán tại đơn vị để tránh bão có hiện tượng khó thở.

 Bệnh nhân này nghi do bị viêm phế quản dạng hen, đã được hỗ trợ điều trị 2 lần trong ngày. Đến lần thứ 3, do lo lắng về khuya, bão gió lớn, sợ khả năng đáp ứng không được nên đơn vị quyết định đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu, điều trị, nhằm để xử lý và đảm bảo an toàn tính mạng cho bà cụ.

undefined - Ảnh 1.

Lực lượng bộ đội đưa người phụ nữ đi cấp cứu

 Đến 17 giờ ngày 27-9, UBND huyện Núi Thành đã di dời 5.500 hộ với gần 17.000 người đến nơi an toàn. 

 Sư đoàn Bộ binh 315 (Quân khu V) đã đưa 2 xe đặc chủng hỗ trợ đưa người dân về nơi trú bão. Tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, ông Nguyễn Tấn Hùng, chủ tịch UBND xã thông tin chính quyền địa phương đã đưa về đất liền và bố trí chỗ ăn, ở cho 11 thai phụ gần đến ngày sinh nở; đồng thời sơ tán  toàn bộ người dân thôn Long Thạnh Tây vềTrường tiểu học Lê Hồng Phong, xã Tam Giang trú ẩn. 

undefined - Ảnh 2.

Gần 17.000 người dân ở huyện Núi Thành đã được đưa đến nơi trú tránh an toàn

Đáng chú ý, trong lúc bão đang áp sát tỉnh Quảng Nam, tại âu tàu thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang của huyện Núi Thành vẫn còn nhiều ngư dân bám trụ trên tàu. 

Ngay lập tức, UBND xã Tam Quang phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà tiến hành tuyên truyền, vận động và kiên quyết đưa hơn 20 ngư dân trên các tàu cá của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đang tránh trú bão tại đây vào bờ tránh bão số 4.

undefined - Ảnh 3.

Lực lượng chức năng đưa ngư dân lên bờ

Tin đưa ngư dân trên tàu cá vào bờ tránh trú báo

Tại tỉnh Quảng Nam, từ sáng 27-9, trời bắt đầu có mưa nhỏ, có gió nhẹ và hiện mưa đang nặng dần. Các địa phương trên địa bàn tỉnh gấp rút sơ tán người dân đến nơi an toàn trước 15 giờ chiều cùng ngày theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

 Tới chiều 27-9, trời bắt đầu mưa nặng hạt.  Tại Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An), gió giật mạnh và mưa to, sóng biển cao 2-3m.  

undefined - Ảnh 5.

Người dân ở Cù Lao Chàm, Hội An được sơ tán đến nơi trú tránh an toàn

Gió giật mạnh tại Cù Lao Chàm và Chu Lai

Trước dự báo diễn biến phức tạp của bão, chiều 27-9, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ban hành công văn về việc tăng cường phối hợp ứng phó và khắc phục thiệt hại do bão số 4 (Noru) trong lĩnh vực giao thông vận tải. Theo đó, tỉnh Quảng Nam cấm tất cả các phương tiện tham gia giao thông và các phương tiện xe máy chuyên dùng khác (trừ các phương tiện tham gia công tác phòng, chống thiên tai) hoạt động, lưu thông trên các tuyến đường kể từ 18 giờ ngày 27-9. Đối với các phương tiện tham gia giao thông ngoài tỉnh di chuyển qua địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian nêu trên, Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo lực lượng chức năng hỗ trợ, hướng dẫn tìm nơi tránh, trú bão an toàn. 

undefined - Ảnh 7.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiểm tra công tác phòng chống bão sáng 27-9


15:44 ngày 27/09/2022

Thừa Thiên – Huế công bố số điện thoại đường dây nóng ứng phó với bão Noru

Lúc 20 giờ 30 tại các vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện đang có gió kèm mưa nhỏ, các tuyến đường thưa thớt người đi lại. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hoàn thành công tác di dời người dân đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ. Kể từ 21 giờ, tỉnh này cấm người dân ra đường nếu không thực sự cần thiết. Tỉnh này đã công bố số điện thoại đường dây nóng ứng phó với bão Noru. Bà con cần hỗ trợ, ứng cứu trong phòng, chống bão số 4 (NORU) vui lòng liên hệ đường dây nóng Hue-S: 19001075. Trước đó, lúc 10 giờ cùng ngày, ông Nguyễn Xỉ (SN 1968) trú tại thôn Phú Gia, xã Lộc Tiến (Phú Lộc) đang tìm cách giằng, chống lại mái nhà thì bất ngờ bị ngã từ trên cao xuống.

undefined - Ảnh 1.

Đến 17 giờ, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã di dời 14.442 hộ dân (đạt 93,6% so với kế hoạch) với 45.051 nhân khẩu. Trong đó, sơ tán qua nhà hàng xóm kiên cố là 12.560 hộ với hơn 39.000 người, di dời tập trung gần 6000 người. Địa phương di dời nhiều nhất tỉnh Thừa Thiên – Huế là huyện Phong Điền với gần 7.300 người, vượt so với kế hoạch. Từ 27-9 đến tối 28-9 có gần 2.200 khách du lịch, bao gồm 690 khách quốc tế đang lưu trú trên địa bàn. 

Chiều tối 27-9, Đoàn công tác Quân khu 4 do Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống, ứng phó với bão số 4 (bão Noru) tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi nghe báo cáo và kiểm tra tình hình thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thiếu tướng Hà Thọ Bình yêu cầu các đơn vị cần luôn chủ động theo dõi, nắm chắc diễn biến của bão; kịp thời triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ". Ban Chỉ huy Quân sự 9 huyện, thị xã, TP Huế đã huy động lực lượng dân quân phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương giúp nhân dân chằng chống nhà cửa, kê kích tài sản của bà con bảo đảm an toàn.Thiếu tướng Hà Thọ Bình nhấn mạnh, bão số 4 là cơn bão rất mạnh, đề nghị các đơn vị tiếp tục quán triệt cũng như theo dõi nắm chắc diễn biến tình hình, làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương linh hoạt điều chỉnh phương án sát tình hình thực tế, tổ chức kiểm tra, sử dụng chặt chẽ lực lượng dân quân để phòng chống bão lụt có hiệu quả. 

undefined - Ảnh 2.

Thiếu tướng Hà Thọ Bình (thứ 3 từ trái qua) kiểm tra thực địa công tác phòng chống bão

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị trực thuộc theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của bão, chủ động các biện pháp phòng tránh hiệu quả; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

undefined - Ảnh 3.
undefined - Ảnh 4.

Đại học Huế mở cửa trường học đón sinh viên tới tránh bão

Những khách sạn có hội nghị, sự kiện ngày 27-28/9 đã cho tạm hủy. Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên – Huế có phương án dự trữ cấp tỉnh về lương thực thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai với 100 tấn mì ăn liền, 100 tấn gạo. Ngoài ra các địa phương tự dự trữ tại cấp huyện, cấp xã và vận động người dân dự trữ lương thực thực phẩm đảm bảo cho 07 ngày khi có thiên tai xảy ra.

Chiều ngày 27-9, Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn - Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tới các xã Phú Thanh, phường Thuận An, TP Huế… để kiểm tra công tác phòng chống bão Noru. Trong khi đó, các Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế gồm Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Đại tá Nguyễn Đình Thừa, Đại tá Hoàng Văn Thành đều xuống địa bàn các xã xung yếu ở huyện Phú Vang, Hương Thủy, Quảng Điền, tuyến QL1, QL49B để kiểm tra công tác sẵn sàng ứng phó với bão của lực lượng công an.

undefined - Ảnh 5.
undefined - Ảnh 6.

Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn - Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế (đứng giữa,hàng trên) kiểm tra công tác phòng chống bão Noru

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ 14 giờ 30 phút, trời  bắt đầu mưa, có gió mạnh cấp 4-5 ở vùng ven biển. Người dân đang nỗ lực kiểm tra lại nhà cửa, chằng chống an toàn. Các hàng quán thực hiện tháo mái tôn để giảm thiểu thiệt hại. Nhiều căn nhà ven biển đã "cửa đóng then cải" sơ tán vào các trường học, nhà cao tầng.

undefined - Ảnh 7.
undefined - Ảnh 8.
undefined - Ảnh 9.
undefined - Ảnh 10.
undefined - Ảnh 11.
undefined - Ảnh 12.

Bão ở Thừa Thiên - Huế

baoso4

Khung cảnh trên phá Tam Giang đoạn cửa biển Thuận An, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

15:36 ngày 27/09/2022

Clip: Đà Nẵng bắt đầu nổi gió, cây đổ ngã, nhà hàng tốc mái

Đến 20 giờ 30, Đà Nẵng đã bắt đầu nổi gió rít từng cơn, mưa càng lúc càng lớn, những dấu hiệu cho thấy siêu bão Noru đang càng lúc càng áp sát đất liền. Đường phố không còn người qua lại.Mưa to, gió lớn cũng bắt đầu khiến một số cây cối ngã đổ tại các tuyến đường trung tâm thành phố như Hùng Vương, Như Nguyệt.

CLip Đà Nẵng bắt đầu nổi gió lớn


Thành phố đã di dời 10.751 hộ, 35.676 nhân khẩu và 30.485 người dân, sinh viên đến nơi ở kiên cố, an toàn phòng tránh bão. Đồng thời triển khai trực chiến 100% quân số ứng phó với bão số 4.

undefined - Ảnh 2.

Một nhà hàng ven biển Đà Nẵng bị gió thổi bay phần mái

clip bão áp sát Đà Nẵng


Trước đó, sau giờ đóng cửa sân bay Đà Nẵng để phòng chống bão số 4, một máy bay Pacific Airlines gặp sự cố kỹ thuật đã bị mắc kẹt tại sân bay.

Ông Hoàng Hữu Cương, Phó Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng cho biết, sau khi gặp sự cố kỹ thuật, các hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Pacific Airlines đã được di chuyển qua chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airline để tiếp tục hành trình.

undefined - Ảnh 4.

Hiện, chiếc máy bay của hãng Pacific Airlines bị sự cố kỹ thuật đã được nhân viên mặt đất neo trụ cố định ở sân bay Đà Nẵng. Đến thời điểm hiện nay, tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng không còn hành khách nào mắc kẹt. Các công tác gia cố, chống bão tại đây cơ bản hoàn tất.

Từ 16 giờ 30, Đà Nẵng bắt đầu đóng cầu Thuận Phước. Phương tiện được phép lưu thông qua các cầu còn lại đến 20 giờ 30 cùng ngày.


Ghi nhận của PV, từ 16 giờ 30, Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng bắt đầu đóng cầu Thuận Phước. Đây là cây cầu rất cao, nằm sát biển nên sức gió mạnh. Với mức gió hiện tại ở Đa Nẵng, việc lưu thông qua cầu Thuận Phước là rất nguy hiểm.


undefined - Ảnh 6.

Sau cầu Thuận Phước, vào 20 giờ 30 cùng ngày, Đà Nẵng cũng sẽ cho đóng cầu Sông Hàn, Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Phò Nam và cầu vượt Ngã ba Huế, áp dụng theo các cấp độ gió.

Khi gió đạt cấp 6 sẽ chốt hai đầu cầu, cảnh báo người dân nguy cơ tiềm ẩn TNGT. Khi gió đạt cấp 7, cấm tất cả các loại phương tiện mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ lưu thông qua cầu Thuận Phước và xem xét tình hình lưu thông qua các cầu khác để cấm xe mô tô, xe máy.

undefined - Ảnh 7.
undefined - Ảnh 8.

Đóng cầu Thuận Phước

Khi gió đạt cấp 10, tiến hành phong tỏa, cấm tất cả các loại phương tiện qua các cầu. Đối với các hầm chui tại nút giao Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý, nút phía Tây cầu Sông Hàn, khi có sự cố ngập nước, cấm các phương tiện lưu thông để bảo đảm an toàn.

Chiều 27-9, Tại Đà Nẵng mây đen phủ kín trời, mưa bắt đầu xuất hiện ngày một nặng dần. Chính quyền địa phương khẩn trương di dời các hộ dân có nhà cửa không đảm đến nơi an toàn để tránh bão. Đại tá Nguyễn Quang Vinh, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng cho biết, đã chuẩn bị hết lực lượng và phương tiện sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 4.

Đại tá Vinh thông tin thêm, hiện nay, tại trụ sở Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố huy đã tập kết sẵn 4 xe thiết giáp, trong đó có một xe lội nước, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ trong bão Noru.

undefined - Ảnh 9.

"Khi bão đổ bộ, các xe bọc thép sẽ làm song song hai nhiệm vụ chở lãnh đạo đi thị sát tình hình trong bão và cứu nạn, cứu hộ trong tình huống nhà dân bị nạn, sự cố.

Trong các đợt bão trước đây, xe thiết giáp của Bộ chỉ huy quân sự Đà Nẵng cũng được huy động đi giúp dân", Đại tá Vinh nói và cho biết xe thiết giáp mới di chuyển an toàn trong bão.

Trước đó, tại TP Đà Nẵng, từ 14 giờ xuất hiện mưa nặng hạt. Đến 16 giờ, tại nhiều khu vực ven biển như quận Sơn Trà, quận Liên Chiểu,…bắt đầu có gió lớn, cây cối nghiêng ngả, phương tiện qua lại khó khăn.

undefined - Ảnh 10.

Công an đưa người dân tại xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) đến nơi an toàn

Tại nhiều cung đường như: Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Lý Tự Trọng... TP Đà Nẵng đã bắt đầu vắng bóng người và phương tiện lưu thông. Trước đó, người dân đã chủ động sắm sửa đầy đủ lương thực, thực phẩm và các vật dụng thiết yếu để tránh bão... nên đã hạn chế ra đường trong khoảng thời gian này.

Ghi nhận của phóng viên, công tác di dời, vận động người dân sơ tán đến khu vực an toàn đang được đẩy nhanh tiến độ.

Tại xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), công tác di dời người dân đã cơ bản hoàn thành. Trong khi đó, tại phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà), lực lượng công an, quân đội được huy động để kiểm tra việc di dời người dân sống trên các ghe thuyền lên bờ trú tránh bão. Theo chỉ đạo của TP Đà Nẵng việc di dời người dân khỏi những vùng xung yếu, trên các ghe thuyền, nhà cửa tạm bợ phải hoàn thành trước 17 giờ để đảm bảo an toàn.

Ghi nhận tại trường tiểu học Trần Quốc Toản (điểm sơ tán của phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Năng), có lượng lớn người sơ tán là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Hầu hết đang làm việc tại các xí nghiệp cá ở phường Thọ Quang. Ông Lê Từ Hòa, Phó Chủ tịch phường Thọ Quang cho biết, địa phương đặc biệt quan tâm đến những trường hợp này.

undefined - Ảnh 11.
undefined - Ảnh 12.
undefined - Ảnh 13.

Điểm sơ tán trường THCS Phạm Ngọc Thạch (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà)

"Trong chiều nay, ban phòng chống lụt bão tại các khu dân cư sẽ vận động tất cả người dân thuộc trường hợp phải di dời đến các địa điểm mà phường đã thiết lập", Phó Chủ tịch phường Thọ Quang chia sẻ.

undefined - Ảnh 14.
undefined - Ảnh 15.

Đến 16 giờ ngày 27-9, gió lớn từ bão Noru bắt đầu quần thảo tại Đà Nẵng


Gió mạnh do bão Noru bắt đầu xuất hiện tại Đà Nẵng

Lên trên
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo