xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nấc nghẹn trong lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

Gia Minh

(NLĐO) - “Ông Sáu Khải ra đi là một sự đau buồn và tiếc thương vô hạn, một nỗi đau rất lớn đối với chúng tôi...” - ông Phan Văn Khỏe, Trưởng Ban di tích lịch sử đình Tân Thông, nói.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từ trần lúc rạng sáng 17-3 khiến người dân Củ Chi - quê hương ông - không khỏi bàng hoàng. Họ thường gọi ông với tên thân thuộc là bác Sáu Khải bởi ông không chỉ là một lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu mà còn là người con của chính vùng đất thép này. Ông bình dị, gần gũi và thân tình với bà con, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cho đến lúc cuối đời...

Nỗi đau quá lớn

Lễ nhập quan nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tổ chức tại nhà Bảo tàng lưu niệm Phan Văn Khải - nhà riêng của ông ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP HCM, sáng 17-3. Nhiều vị là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Chính phủ và TP HCM có mặt tại lễ nhập quan để chuẩn bị tang lễ.

Hàng trăm người dân Củ Chi cũng đến từ sớm, trong lặng lẽ họ vào trước linh cữu, thắp nén nhang tiễn biệt bác Sáu Khải về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong ký ức của nhiều người, bác Sáu Khải là người luôn mẫu mực, thân tình và gần gũi. Nhiều người không cầm được nước mắt, tiếc thương ông...

Đã gần 90 tuổi nhưng ông Phan Văn Khỏe, Trưởng Ban Di tích lịch sử đình Tân Thông (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi), vẫn đến từ rất sớm để thắp nén nhang. Mỗi khi nhớ về một câu chuyện của người bạn học chung tiểu học, ông Khỏe lại nấc nghẹn trong nước mắt. Với ông, sự ra đi của nguyên Thủ tướng không chỉ là sự mất mát, đau thương vô hạn của riêng bà con nơi đây mà còn với cả đất nước.

Nấc nghẹn trong lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh 1.

Ông Phan Văn Khỏe không cầm được nước mắt khi kể về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

Ông Khỏe kể dù ông Sáu Khải là một nguyên thủ quốc gia nhưng lúc nào cũng gần gũi với bà con trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện. Khi đã về hưu, ông vẫn luôn tận tình giúp đỡ những người nghèo, chăm lo đời sống các cháu nhỏ, các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương. "Bà con nơi đây có con cháu học hành thành đạt nhưng không có công ăn việc làm ổn định thì ông Sáu Khải luôn sẵn sàng giúp đỡ. Ngay cả những đứa bé chỉ mới 5 tuổi cũng biết ơn bác Sáu Khải, noi theo để học tập tốt. Ông Phan Văn Khải mất đi là một nỗi đau thương rất lớn đối với chúng tôi..." - ông Khỏe nghẹn ngào.

Nấc nghẹn trong lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Mười kể về nguyên Thủ tướng

Ông Nguyễn Văn Mười (73 tuổi), gần nhà nguyên Thủ tướng, kể sau khi về hưu, bác Sáu Khải thường đều đặn mỗi ngày chạy xe điện vào đình Tân Thông, trò chuyện với bà con. Ông thường chia sẻ những câu chuyện bình dị và gần gũi về đời sống, học tập...

"Ông Sáu Khải thường mang trang phục giản dị như những chiếc áo ka-ki trắng hoặc nâu. Ông luôn cởi mở và tạo cảm giác thân tình, thoải mái khi trò chuyện. Sự chân chất của ông khiến nhiều người không nghĩ rằng đó là một vị nguyên thủ quốc gia" - ông Mười kể.

Bức ảnh ở quán cắt tóc bình dân

Cách nhà bác Sáu Khải không xa, tiệm cắt tóc bình dân của anh Nguyễn Thanh Phong cũng đầy ắp kỷ niệm với nguyên Thủ tướng. Cửa tiệm đơn sơ chỉ với một tấm biển nhỏ, diện tích phía trong cũng chỉ hơn chục mét vuông nhưng nơi đây lại là chỗ mà nguyên Thủ tướng thường chọn để cắt tóc mỗi tháng. Phía trong tiệm, hầu hết các vật dụng, ảnh mẫu đều đã hoen màu, chỉ riêng tấm ảnh chụp chung với bác Sáu Khải, anh Phong tự hào để trang trọng ở chính diện.

Nấc nghẹn trong lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Thanh Phong hãnh diện với tấm hình chụp chung cùng nguyên Thủ tướng

13 năm mở tiệm nhưng anh Phong không nghĩ có lần lại cắt tóc cho nguyên Thủ tướng. "Lần đầu cắt tóc cho bác Sáu Khải khoảng 4 năm trước, tôi run, hồi hộp lắm. Khi đó, bác đi chiếc xe điện, diện bộ áo ka-ki giản dị đến tiệm và rất cởi mở, thân tình khi trò chuyện nên tôi thấy đỡ run hơn. Sau đó, đều đặn bác Sáu Khải hay tới tiệm nhỏ của tôi để cắt tóc mỗi tháng" - anh Phong nhớ.

Nấc nghẹn trong lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh 4.

Anh Phong bảo quản cẩn thận tấm hình chụp chung với nguyên Thủ tướng và treo chính diện ở tiệm cắt tóc của mình

Anh Phong kể kỷ niệm đáng nhớ nhất là lúc anh xin chụp hình chung với nguyên Thủ tướng sau lần thứ 3 ông đến tiệm. "Tôi đánh liều hỏi xin chụp hình chung và bác Sáu Khải rất thoải mái đồng ý. Tấm hình này tôi đóng khung kính, treo chính diện ở quán và luôn bảo quản cẩn thận" - anh Phong vừa nói vừa chỉ vào tấm hình.

Theo anh Phong, thông tin nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từ trần rạng sáng nay khiến không chỉ anh mà các bà con nơi đây đều bàng hoàng, tiếc thương. "Bác Sáu Khải lâm bệnh nặng, có thời gian đi chữa bệnh nước ngoài và lại trông rất khỏe khoắn, vậy mà..." - anh Phong nghẹn ngào.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo