xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghĩ điều lớn lao hơn

THÔNG ĐẠT

Trải qua bao vất vả để thủ tục hoàn tất, qua những tháng ngày đợi chờ, hy vọng, sắp đến ngày sang Hàn Quốc làm việc theo diện thời vụ nông nghiệp (đợt 2 - dự kiến vào nửa cuối tháng 9-2022), thì 55 lao động tại tỉnh Quảng Bình bị nước này từ chối nhập cảnh do 34/41 lao động đi diện này trong đợt 1 đã bỏ trốn.

Đây là dự án do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp chính quyền TP Yeongju, tỉnh Gyeoongsangbuk, Hàn Quốc thực hiện để giải quyết việc làm cho lao động nghèo nông thôn.

Dù sự cố này có lý do khách quan song không chỉ làm thiệt hại về kinh phí, ảnh hưởng tâm lý người lao động (NLĐ) được tuyển chọn mà còn làm ảnh hưởng uy tín của tỉnh, thu hẹp cơ hội sang nước ngoài làm việc của NLĐ khác.

Mới đây, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam thống nhất dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS đối với NLĐ tại 8 huyện thị của 4 tỉnh là Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh); TP Chí Linh (Hải Dương); huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò (Nghệ An); huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Thời hạn đến hết năm 2022. Riêng tỉnh Thanh Hóa, địa phương đang đau đầu vì số NLĐ hết hạn không về nước mà ra ngoài làm việc bất hợp pháp là gần 900 người, chiếm gần 8,8% trong tổng số 6.000 người của tỉnh đi làm việc tại Hàn Quốc.

Trước đó, năm 2019, có 40 quận, huyện thuộc 10 tỉnh, thành trên cả nước bị phía Hàn Quốc từ chối tiếp nhận lao động diện EPS. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2018, tỉ lệ lao động Việt Nam tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng không về nước chiếm 41,38%, cao hơn 12,49% so với năm 2017. Tỉ lệ này cũng cao gấp 2,5 lần so với các quốc gia có lao động phái cử sang Hàn Quốc làm việc. Ở các thị trường khác như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), số lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp cũng chiếm tỉ lệ cao.

Ai cũng hiểu rằng khi bỏ trốn ra ngoài sống và làm việc bất hợp pháp sẽ không được pháp luật bảo vệ. Điều kiện làm việc tồi tệ, bị bóc lột cũng đành chịu; chưa kể bị tha hóa, lôi kéo phạm pháp, phải chấp hành các hình phạt của pháp luật. Điều đó làm ảnh hưởng thể diện quốc gia. Trong khi nhiều lao động Việt Nam được đánh giá cao về sự thông minh, ham học hỏi, siêng năng làm việc thì những lao động bỏ trốn là biểu hiện xấu của sự vô tổ chức kỷ luật, ảnh hưởng uy tín lao động Việt Nam và cả thể diện đất nước. Hệ lụy khác là các chương trình xuất khẩu lao động bị xem xét lại, bị ngừng trệ, cơ hội của NLĐ khác bị mất đi một cách oan uổng…

Hơn bao giờ hết, người đi làm việc ở nước ngoài cần nghĩ đến điều thiết thân và lớn lao hơn, nghĩ về quê hương, đất nước mình để giữ gìn thể diện cho quê hương, đất nước. Phải tuân thủ các giao ước trong hợp đồng đã ký kết, nghĩ đến những hậu quả, những điều xấu nếu bỏ ra ngoài làm việc bất hợp pháp, không chỉ cho bản thân mà còn ảnh hưởng tới người thân, đồng nghiệp. Hãy nghĩ rằng vì hành động sai lầm của mình khiến bao người phải chịu thiệt thòi, đã là điều đáng trách và đáng bị pháp luật xử lý. Nếu bỏ trốn ra ngoài, vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở nước sở tại, thì hối hận cũng đã muộn, cánh cửa tương lai đã khép lại. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo