Hơn chục năm trước, anh Trần Văn Văn rời quê từ Nam Định vào phường Chi Lăng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai để sinh sống. Đón cái tết đầu tiên ở Tây Nguyên, anh Văn nhớ da diết thời tiết se lạnh của miền Bắc, cành đào trang trí cho không khí tết rộn ràng. Anh Văn đã tìm khắp các chợ hoa để tìm mua cành đào về chơi tết nhưng không được.
Hoa đào nở rực rỡ vào đúng dịp tết khi được trồng trên đất Tây Nguyên
Để bớt nỗi nhớ, qua tết anh Văn quay về quê tìm các giống đào như bích đào, đào phai, đào tuyết, đào tôn thất… mang về mảnh đất đỏ Tây Nguyên để trồng thử. Khí hậu miền Bắc khác với Tây Nguyên, chưa có kỹ thuật nên những năm đầu tiên những gốc đào của anh Văn nở thất thường, không đúng dịp tết. Rút kinh nghiệm dần dần và học hỏi thêm các kỹ thuật chăm sóc, dần dần những cây đào của anh Văn đã nở hoa đúng dịp tết, màu sắc rực rỡ không thua kém gì những cây đào được trồng ngoài miền Bắc.
Vườn đào hàng trăm gốc của anh Văn
Trong vườn có rất nhiều giống đào như đào tuyết, bích đào, đào tôn thất...
Số đào trồng được anh Văn bán hoặc cho thuê
Các gốc đào được tạo dáng, thế khác nhau
Sau quá trình học hỏi, những cây đào miền Bắc trồng trên đất Tây Nguyên đã nợ hoa đúng dịp tết
"Không khí miền bắc lạnh nên kỹ thuật chăm sóc, thời gian vặt lá của cây đào khác hẳn khi trồng ở Tây Nguyên. Khi trồng đào ở đây, quan trọng nhất là phải canh thời gian để vặt lá cho phù hợp thì đào mới ra hoa đúng dịp tết. Mỗi giống đào cũng có kỹ thuật chăm sóc và thời gian vặt lá khác nhau" – anh Văn chia sẻ.
Đến nay, sau nhiều năm trồng, anh Văn đã có cho mình trên 100 gốc đào các giống được anh Văn cẩn thận tạo thế, dáng để phục vụ gia đình và kinh doanh. Tất cả đều sinh trưởng và phát triển ổn định, đẹp. Mỗi độ xuân về, vườn đào của anh Văn luôn tấp nập người đến mua, người thuê đào.
Bình luận (0)