xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều cụm công nghiệp kém hiệu quả

TỬ TRỰC - ĐỨC ANH - TRẦN THƯỜNG

Hàng chục cụm công nghiệp ở miền Trung sau nhiều năm được thành lập nhưng hoạt động kém hiệu quả, nhiều nơi chỉ lèo tèo vài doanh nghiệp hoạt động

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Quảng Ngãi có 23 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích 329 ha. Tuy nhiên, nhiều CCN đã bộc lộ hàng loạt bất cập, kém thu hút đầu tư.

Hơn 10 năm, chỉ một doanh nghiệp hoạt động

Điển hình là CCN Tịnh Bắc (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) với diện tích khoảng 25 - 30 ha, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Sơn Tịnh làm chủ đầu tư, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tính từ ngày có quyết định thành lập đến nay đã hơn 6 năm nhưng toàn bộ CCN là một bãi đất trống, chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng. Tổng vốn ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN này đã thực hiện là hơn 8,8 tỉ đồng và đã xây dựng được 1 tuyến đường nội bộ dài 650 m.

Tương tự, CCN Tịnh Ấn Tây (TP Quảng Ngãi) được thành lập hàng chục năm qua nhưng khung cảnh tại đây là hạ tầng xuống cấp, nhiều doanh nghiệp (DN) sau thời gian hoạt động đã ngưng sản xuất, đóng cửa nhà xưởng. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khắp nơi khi CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhiều DN xả thải trực tiếp ra môi trường khiến người dân bức xúc.

Nhiều cụm công nghiệp kém hiệu quả - Ảnh 1.

Sau hơn 10 năm triển khai, hiện Cụm Công nghiệp Cầu Nước Xanh chỉ có 1 doanh nghiệp đi vào hoạt động. Ảnh: ĐỨC ANH

Cả TP Quảng Ngãi hiện có 3 CCN gồm Tịnh Ấn Tây, Trương Quang Trọng và Sa Kỳ, song cả 3 CCN này đều hoạt động không hiệu quả.

Còn tại Bình Định, năm 2011, UBND tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP CCN Cầu Nước Xanh để thực hiện dự án CCN Cầu Nước Xanh tại xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn. Thế nhưng, sau hơn 10 năm triển khai, hiện CCN này mới có một DN đi vào hoạt động trên diện tích đất thuê 10 ha để làm nhà máy sản xuất tinh bột sắn, còn lại bỏ trống khoảng 40 ha.

Theo ông Võ Chí Hiếu, Giám đốc điều hành CCN Cầu Nước Xanh, vì CCN nằm quá gần khu dân cư nên nhiều DN e ngại khi triển khai dự án ở đó. Ngoài ra, các yếu tố nguồn nhân lực và nhiều nguyên nhân khác cũng khiến việc thu hút đầu tư gặp khó khăn.

Hiện tại, Bình Định vẫn còn nhiều CCN khác trong tình trạng đìu hiu như vậy. Điển hình như các CCN An Mơ, Canh Vinh, Nhơn Tân 1, Đồi Hỏa Sơn... có tỉ lệ lấp đầy chỉ từ 10% đến hơn 30%.

Cần loại bỏ cụm công nghiệp không hiệu quả

Ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết đã chỉ đạo Sở Công Thương xây dựng đề án riêng về CCN. Qua đó, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét quy mô diện tích còn lại của CCN chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng để quy định việc ngân sách tỉnh có tiếp tục hỗ trợ CCN để hoàn thiện hay không. Nếu có nhà đầu tư có đủ năng lực quan tâm thì tỉnh sẽ yêu cầu chuyển cho DN tiếp nhận đầu tư. Đối với những CCN có quy mô lớn chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu nhiều vốn và quá sức của huyện thì tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng để giúp huyện kêu gọi, thu hút đầu tư vào CCN.

Trong khi đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định loại CCN Đồng Dinh ra khỏi quy hoạch phát triển KCN của tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. CCN Đồng Dinh (thuộc huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) được thành lập năm 2006, có diện tích 150 ha, được trung ương bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên CCN Đồng Dinh chưa được lập quy hoạch vì chưa thống nhất được ranh giới, vị trí quy hoạch; thời gian lập quy hoạch đã quá thời gian thực hiện. Trong khi đó, huyện Nghĩa Hành đã và đang tiếp tục đầu tư phát triển khu đô thị và các khu dân cư về hướng Đông của khu vực quy hoạch CCN Đồng Dinh, do vậy việc đầu tư xây dựng CCN này có thể gây ảnh hưởng đến môi trường của khu đô thị và các khu dân cư...

Ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết để khắc phục hạn chế tại các CCN, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát, kiểm tra lại tất cả CCN trên địa bàn, nếu CCN nào đã quy hoạch nhưng không hiệu quả phải kiên quyết loại bỏ. "Việc thành lập và đầu tư CCN mới phải thực hiện theo phương thức xã hội hóa; không làm nhiều điểm mà chỉ tập trung vào những CCN lớn" - ông Hiền cho biết. 

Mới 22/55 cụm công nghiệp ở Quảng Nam có hồ sơ về môi trường

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam và trung ương đã bỏ ra hơn 410 tỉ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng, kỹ thuật ở các CCN. Một số CCN đã có sự hỗ trợ đầu tư cao nhưng tỉ lệ lấp đầy thấp hoặc đã hỗ trợ đầu tư nhưng chưa thu hút được dự án. Ngoài ra, chỉ 22/55 CCN đang hoạt động có hồ sơ về môi trường; các cơ sở hoạt động trong CCN tự xử lý nước thải nhưng chưa đạt quy chuẩn, xả thải vượt quy chuẩn gây ô nhiễm môi trường.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, việc hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN trong thời gian qua còn dàn trải, nhiều hạng mục đầu tư xong không kết nối, khai thác sử dụng nên gây lãng phí về nguồn lực ngân sách. Tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng còn chậm, nhiều DN thứ cấp được cấp đất nhưng chưa sử dụng hết, sử dụng đất không hiệu quả gây lãng phí.

Đối với việc quản lý các CCN, việc tồn tại các mô hình cấp huyện làm chủ đầu tư hạ tầng chưa phù hợp với cơ chế vận hành, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của CCN, nhiều đầu mối quản lý khiến việc đầu tư hạ tầng CCN chưa đạt hiệu quả cao.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Nhiều cụm công nghiệp kém hiệu quả - Ảnh 3.
Nhiều cụm công nghiệp kém hiệu quả - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo