xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều dự án yếu kém dần hồi sinh

MINH CHIẾN

Khá nhiều dự án khi thực hiện bị chậm tiến độ dẫn đến thua lỗ do lãi suất cao, cần có phương án giải quyết

Ngày 5-4, tại tọa đàm "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cho biết hiện đã có 5/12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương được ra khỏi danh sách, bước đầu khắc phục thua lỗ.

Sản xuất - kinh doanh đã có lãi

Trong 5 dự án nêu trên, dự án DAP-1 Hải Phòng của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) cơ bản khắc phục các tồn tại, sản xuất - kinh doanh có lãi. Bốn dự án thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gồm: Nhà máy Sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH) Phú Thọ (gọi tắt là dự án NLSH Phú Thọ), Nhà máy Sản xuất NLSH Bình Phước (dự án NLSH Bình Phước), Nhà máy Sản xuất NLSH Dung Quất (dự án NLSH Dung Quất), Nhà máy Sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (dự án Xơ sợi Đình Vũ) không còn vướng mắc về cơ chế.

Theo ông Nguyễn Hữu Tú, thành viên HĐTV VINACHEM, tập đoàn đã đưa ra các giải pháp, thực hiện từ khâu quản trị nguyên liệu đầu vào, quản trị sản xuất và quản trị quy trình đầu ra. Về dự án DAP-1 Hải Phòng, ông Tú cho biết hiện kinh doanh bền vững; dự án Đạm Hà Bắc lần đầu tiên sau 5 năm đi vào vận hành và đã có lãi; dự án Đạm Ninh Bình và dự án DAP-2 Lào Cai cũng đã cắt lỗ hàng ngàn tỉ đồng.

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Hùng Dũng, thành viên HĐTV PVN, cho biết dư luận vẫn cho rằng PVN có 5 dự án thua lỗ, yếu kém nhưng thực chất các dự án này không hoàn toàn của PVN. "Như dự án NLSH Bình Phước, PVN chỉ sở hữu 29% cổ phần; dự án NLSH Phú Thọ là 35%. Do đó, việc tham gia, chỉ đạo, điều hành hay có những can thiệp, hỗ trợ rất khó" - ông Dũng nêu khó khăn.

Đối với dự án NLSH Dung Quất, PVN đã chỉ đạo, điều hành, báo cáo các cấp thẩm quyền để xử lý những vấn đề nội tại. Nhà máy đã vận hành thương mại, các hạng mục công việc đã được xử lý và kiến nghị đưa ra khỏi các dự án yếu kém.

Với dự án Xơ sợi Đình Vũ, theo đại diện PVN, dự án gặp vấn đề về nguyên liệu và thị trường song đã được xử lý cơ bản những tồn đọng. "Nhà máy cơ bản hoạt động ổn định, vận hành gần như toàn bộ các dây chuyền, doanh nghiệp bắt đầu có lãi dù không lớn. Sau đó, có thể cổ phần hóa hoặc chuyển nhượng cổ phần của PVN tại dự án này" - ông Dũng nói về định hướng của PVN.

Nhiều dự án yếu kém dần hồi sinh - Ảnh 1.

Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên mở rộng đang có tranh chấp về hợp đồng EPC, một số hạng mục “đắp chiếu” trong khuôn viênẢnh: Minh Phong

Còn 7 dự án thua lỗ

Theo ông Hồ Sỹ Hùng, vẫn còn 7 dự án chưa thể đưa ra khỏi danh sách yếu kém, thua lỗ bởi còn các vấn đề nổi cộm. Ông Hùng chỉ rõ vướng mắc đầu tiên là về hợp đồng EPC (hợp đồng nhà thầu trọn gói đối với các dự án).

"Những dự án như Nhà máy Gang thép Thái Nguyên mở rộng, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Đạm Hà Bắc có sự tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu về nội dung, bao gồm cả khối lượng, thiết bị, chủng loại thiết bị, kể cả áp dụng chính sách thuế ở Việt Nam" - ông Hùng dẫn chứng.

Bên cạnh đó là vướng mắc về chi phí tài chính. Theo ông Hùng, có khá nhiều dự án đầu tư trong giai đoạn 2010 - 2015 chịu lãi suất cao, quá trình thực hiện bị chậm, dẫn đến lãi mẹ đẻ lãi con. Nếu không giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp không thể cạnh tranh trên cùng một mặt bằng so với các doanh nghiệp khác. Đặc biệt, nếu không tháo gỡ vướng mắc về hợp đồng EPC, doanh nghiệp không thể chủ động đối với các dây chuyền và quá trình sản xuất - kinh doanh của mình, do đó cần sớm giải quyết dứt điểm.

Ông Hùng khẳng định dự án nào trong thẩm quyền của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan này sẽ xử lý theo thẩm quyền. Nếu dự án vượt quá thẩm quyền, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ báo cáo lên Quốc hội và Chính phủ, có thể giao quyền chủ động cho doanh nghiệp về vốn, đầu tư và sản xuất - kinh doanh cho phù hợp.

Về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng những khó khăn của các dự án rất đa dạng, như tổng mức đầu tư tăng lên, chi phí vay vốn cao, vấn đề về thị trường, tranh chấp hợp đồng... Theo ông, không có phương án xử lý nào là hoàn hảo, mà chỉ có phương án xử lý tối ưu. Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải tìm cách xử lý dứt điểm, không để kéo dài từ ngày này sang tháng khác. 

Cơ cấu lại sản phẩm để phù hợp thị trường

Tọa đàm đã đặt ra vấn đề làm thế nào để xử lý các dự án với mức thiệt hại thấp nhất cho nhà nước, đem lại hiệu quả tốt nhất có thể. Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng phải tính đến những phương án như phá sản, thu hồi tài sản. Cần xem xét từng dự án, đánh giá kỹ, từ đó đưa ra phương án tối ưu cho từng dự án. "Khi xử lý cần tính toán các lợi ích, cơ cấu lại chính bản thân dự án, tiết giảm các chi phí để nâng cao hiệu quả, thậm chí tính đến cả phương án cơ cấu lại sản phẩm để phù hợp với thị trường" - ông Hiếu nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo