Mưa lớn nhiều ngày gây lũ lụt vào hồi cuối tháng 10, đầu tháng 11 vừa qua trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã làm xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, lấn sâu khu vực đất vườn, đất ở, uy hiếp tính mạng, tài sản của người dân 2 bên bờ của nhiều con sông trên địa bàn tỉnh này.
Chỉ vào khu vực bị nước lũ ăn sâu vào sát tường nhà, cuốn trôi tường rào và công trình phụ xuống sông Ngàn Mọ, bà Phạm Thị Lan (52 tuổi, ngụ thôn Thống Nhất, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên), cho biết đến giờ vẫn chưa hết lo lắng, bất an.
Bà Lan chỉ vào điểm sạt lở do mưa lũ gây ra: "Hôm đó, điểm sạt lở này chỉ còn cách bức tường nhà chừng gần 1 m thôi các chú ạ"
Gia đình bà Lan lo lắng trước sự cố sạt lở bờ sông Ngàn Mọ
Gia cố tạm thời bằng đá học, cọc tre và lưới thép
Trận lũ vừa qua cũng đã cuốn trôi 29m bờ rào và công trình phụ của gia đình ông Cao Nam Tình (60 tuổi, ngụ thôn Phương Trứ, xã Cẩm Duệ) xuống sông Ngàn Mọ.
Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã huy động hơn 200 người, vận chuyển hơn 100 khối đá hộc, 50 chiếc lưới thép cùng hàng loạt cọc tre các loại để gia cố, khắc phục các khu vực bờ sông bị sạt lở.
Tình trạng sạt lở nghiêm trọng cũng đã hàng chục mét hàng rào cùng công trình phụ trợ của gia đình ông Tình bị kéo sập xuống dòng sông Ngàn Mọ
"Hiện, gia đình đã tạm yên tâm hơn thôi, chứ vẫn lo, vì phương án gia cố này chỉ tạm thời. Gia đình rất mong chính quyền địa phương sớm có phương án xây dựng kiên cố, chứ để như vậy, mùa mưa lũ này người dân chúng tôi lại phải cứ sống trong bất an, vì sông lấn nhà ngày càng một rõ rệt" - ông Tình nói.
Điêm sạt lở hiện đang được chính quyền địa phương gia cố tạm thời
Toàn cảnh khu vực sạt lở sau nhà ông Tình
Ông Đặng Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, cho biết đợt mưa lũ vừa qua đã khiến nhiều điểm ở 2 bên bờ sông Ngàn Mọ, đoạn chảy qua địa phận xã bị sạt lở nghiêm trọng. Chính quyền địa phương sau đó đã tiến hành gia cố tạm thời các điểm sạt lở bằng đá hộc, lưới thép cùng hàng loạt cọc tre các loại.
"Tuy nhiên, về lâu dài thì phải làm kè kiên cố để bảo vệ, chống sạt lở. Hiện, chính quyền địa phương cũng đã xây dựng phương án để trình lên các cấp sớm có giải pháp để người dân an tâm sinh sống làm ăn" - ông Thành nói.
Clip ghi nhận tại nhà bà Lan
Gia đình ông Nguyễn Văn Lâm (53 tuổi, ngụ thôn 6, xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang) không đêm nào ngủ yên giấc vì ám ảnh bởi nỗi lo sợ sông "nuốt" mất nhà.
Ông Lâm lo lắng, bất an khi vị trí sạt lở đã cuốn mất con đường bên nhà
Theo ông Lâm, vào khoảng hơn 2 giờ sáng 30-10, khi cả nhà ông đang ngủ thì bất ngờ nghe một tiếng động lớn, lúc chạy ra xem mới biết cây cối và con đường phía trước nhà đã bị nước lũ cuốn đổ sập xuống sông Ngàn Trươi.
Và cách tường nhà chỉ hơn 50 cm
"Nhìn hiện trạng cả con đường rộng 2,5m nằm bên bờ sông và toàn bộ cây cối bị cuốn xuống sông trong tôi lúc đó rất sợ hãi, chỉ mong trời nhanh sáng để báo cáo sự việc cho chính quyền địa phương hỗ trợ khắc phục" - ông Lâm nói.
Theo quan sát, vị trí sạt lở chỉ còn cách tường nhà ông Lâm chừng hơn 50cm, khiến ngôi nhà cấp 4 trở nên cheo leo, hết sức nguy hiểm.
Để chống mái che khỏi bị sập do ảnh hưởng sạt lở, gia đình ông Lâm cùng chính quyền địa phương phải chặt cọc tre để gia cố tạm thời
Ngoài ra, vụ sạt lở cũng đã khiến sân nhà ông Lâm xuất hiện nhiều vết nứt dài từ nhà ra phần bờ sông, để tránh nhà bị ảnh hưởng, người dân và chính quyền cũng đã đến để cắt tre làm trụ chống đỡ để tránh sập mái tôn trong nhà.
"Hiện, gia đình tôi cũng như người dân mong mỏi sớm có phương án khắc phục để an tâm sinh sống"- ông Lâm cho hay.
Sạt lở tại bờ sông Minh, thị xã Hồng Lĩnh
Được biết, đợt mưa lũ vừa qua cũng đã gây ra tình trạng sạt lở tại dọc bờ sông Ngàn Sâu đoạn chảy qua hai huyện Hương Khê và Vũ Quang, sông Minh ở thị xã Hồng Lĩnh.
Clip ghi nhận sạt lở tại nhà ông Tình
Bình luận (0)