icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nửa thế kỷ con người lên mặt trăng

Bài và ảnh: TRƯƠNG ĐIỆN THẮNG

Không chỉ du khách mà công dân Mỹ vào ngày nghỉ cũng thường đưa con em đến tham quan trung tâm không gian như một cách để truyền tình yêu khoa học và niềm tự hào về nước Mỹ

Ngày 20-7-1969, tàu vũ trụ Apollo 11 hạ cánh xuống mặt trăng cùng 2 phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong và Buzz Aldrin. Armstrong trở thành người đầu tiên bước chân lên mặt trăng vào ngày 21-7 sau đó với 2 giờ rưỡi bên ngoài con tàu không gian. Aldrin có ít hơn một chút và cùng nhau mang về trái đất 21,5 kg đá mặt trăng. Thành viên thứ ba của phi hành đoàn là Michael Collins - lái

mô-đun điều khiển một mình trên quỹ đạo của mặt trăng cho đến khi Armstrong và Aldrin quay trở về trái đất. Một bước phát triển tột cùng của kỷ nguyên không gian.

Lạc vào thế giới ma mị

Tại cơ quan đầu não của Trung tâm Không gian NASA đặt tại TP Houston (bang Texas - Mỹ), tôi như cậu bé lạc bước vào một thế giới đầy ma mị, dù nửa thế kỷ đã trôi qua. Đến NASA Texas nhân dịp kỷ niệm 45 năm tàu vũ trụ Apollo đưa con người lên mặt trăng (20.7.1969 - 20.7.2014) cũng là cơ hội quý báu trong chuyến đi của tôi. Vậy là đến năm nay (2019), NASA Texas tròn 50 năm.

Nửa thế kỷ con người lên mặt trăng - Ảnh 1.

Hỏa tiễn Saturn V

Nửa thế kỷ con người lên mặt trăng - Ảnh 2.

Tác giả trước chân dung 3 phi hành gia tàu vũ trụ Apollo 11

Tiểu bang Texas có những đặc điểm: Là bang có diện tích lớn thứ hai của nước Mỹ, chỉ sau Alaska; có 2 cha con gia đình Bush cùng làm tổng thống Mỹ; Texas có thế mạnh về công nghiệp hàng không, vận tải, du lịch... Nhưng đặc biệt nữa là tại đây cờ tiểu bang được treo ngang hàng với cờ liên bang vì những lý do lịch sử của nó.

Anh bạn có 30 năm sống ở đây kể rằng Texas có vai trò quan trọng trong việc mở rộng hiệp chủng quốc về phía Nam nên nó có những quy chế riêng biệt!

Trên đất Mỹ, có lẽ có nhiều cơ quan của NASA ở các tiểu bang miền Nam mà tôi đã đi qua, như San Francisco thuộc California, Houston thuộc Texas, Kennedy thuộc Florida... Nhưng lâu đời và đóng vai trò đầu não của NASA chính là Johnson Space Center ở TP Houston. Đây cũng là địa chỉ du lịch thu hút hàng triệu du khách khắp thế giới mỗi năm, mặc dù giá vé tham quan là khá đắt đỏ, đồng thời cũng để lại nhiều ý kiến chưa thỏa mãn của du khách! Từ trung tâm TP Houston, phải mất 45 phút xe hơi trên đường cao tốc để đến Johnson Space Center.

Bảng thông báo ngoài cửa vào ghi khá rõ giá vé cho người lớn lên đến 28,5 USD; trẻ em cứ nhỏ hơn 1 tuổi thì được giảm 1 USD. Cả gia đình 4 người có thẻ hội viên cũng phải trả đến gần trăm USD. Nhiều dịch vụ bên trong như chụp ảnh, bán đồ lưu niệm, cà phê, giá cũng cao hơn bên ngoài gấp 2 lần. Thế nhưng, sức hút của NASA - một trong những sức mạnh công nghệ của Mỹ - vẫn hấp dẫn bất cứ ai đến nước này.

Trung tâm Vũ trụ Houston được thành lập từ năm 1958. Lúc đó, Tổng thống Lyndon B. Johnson hãy còn là thượng nghị sĩ của bang Texas, với cái tên ban đầu là National Aeronautics and Space Administration, viết tắt là NASA, có mục tiêu tổ chức những chuyến bay thám hiểm không gian. Khi Tổng thống John

F. Kennedy quyết định Mỹ phải trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng và trở về mặt đất an toàn trong một thập niên và "Mỹ phải trở thành quốc gia dẫn đầu trong các tiến bộ về không gian" thì Houston đã được chọn thực hiện nhiệm vụ này.

Khi người Nga đưa được con chó lên không gian bằng tàu vũ trụ Sputnik 2 vào năm 1957, kỹ sư Robert Gilruth làm việc tại Ủy ban Quốc gia Tư vấn về thám hiểm không gian (NACA) ở Virginia, người đề xuất "cuộc đua vào không gian", được chỉ định làm Giám đốc Nhóm Đặc nhiệm vũ trụ (STG - thuộc NASA, đặt bản doanh tại Washington DC).

Tháng 9-1958, nhóm đặc nhiệm này (gồm 36 nhà khoa học) bắt tay nghiên cứu dự án về phi thuyền có người lái mang tên Mercury Project. Từ năm 1961 đến 1963, 6 phi thuyền có người lái của dự án này đã được phóng lên quỹ đạo trái đất, đạt 3 yêu cầu là đưa được tàu vũ trụ có người lái lên quỹ đạo, xác định năng lực con người có thể tồn tại trong điều kiện không trọng lực và khả năng đưa phi hành gia về lại khoang tàu một cách an toàn.

Đến cuối tháng 5-1961, NASA chính thức chuyển về Houston, đặt tên là Trung tâm Tàu vũ trụ có người lái với 20 cơ quan chủ chốt. Năm 1973, trung tâm này chính thức mang tên Trung tâm Không gian Johnson.

Thu hút hàng triệu du khách mỗi năm

Từ các dự án ban đầu mang tên Gemini đến các chương trình Apollo, trạm nghiên cứu không gian, sau đó là chương trình tàu con thoi và ISS, trung tâm này tiếp tục đóng vai trò điều hành các chương trình thám hiểm không gian của Mỹ và thế giới. Ngày nay, NASA Texas còn là điểm du lịch thu hút mỗi năm hàng triệu du khách, tạo ra sự tăng trưởng du lịch cho Houston và cả Texas với tỉ lệ cao nhất nước Mỹ trong 2 năm qua (17% và 22%).

Những viên đá mang về từ mặt trăng, mô hình các nhà du hành Mỹ của Apollo 11 đi bộ trên mặt trăng, mô hình các tàu con thoi, trạm không gian USS, hỏa tiễn Saturn V được phục hồi và trung tâm chế tạo các mô-đun, tàu đổ bộ, các giàn phóng Apollo, tàu con thoi... tại NASA Texas luôn hấp dẫn người xem là vậy.

Vào thăm Trung tâm Không gian NASA Texas, chúng tôi còn được vào ngồi thử trong các mô hình không trọng lực, đến các khu vực mô phỏng quá trình chế tạo các trạm ISS, chiếc Boeing 747 đã chở hỏa tiễn Saturn đến trạm không gian hay quan sát và chụp ảnh mô hình hỏa tiễn Saturn V đã phóng Apollo 11 năm 1969, chụp hình bên ảnh của 3 phi hành gia đã đổ bộ lên mặt trăng năm ấy.

Không chỉ du khách năm châu mà ngay cả công dân Mỹ vào ngày nghỉ cũng thường đưa con em đến tham quan trung tâm không gian này, như một cách để truyền cho con em họ tình yêu khoa học và niềm tự hào về nước Mỹ.

Khi ngồi trên tramway (tàu điện) chạy qua các khu thuộc trung tâm này, tôi chú ý đến một vườn cây được trồng trong khuôn viên gần khu nhà điều hành. Dưới mỗi gốc cây là tấm bảng ghi tên tuổi của những phi hành gia Mỹ đã quá cố. Người hướng dẫn cho biết đây là công trình được thực hiện nhân kỷ niệm 50 năm ngày Apollo 11 đổ bộ lên mặt trăng và ngành du hành vũ trụ Mỹ. 

Vinh danh nhà khoa học gốc Việt

Anh bạn đưa tôi đến thăm Trung tâm Không gian NASA Texas cho biết có nhiều nhà khoa học gốc Việt từng làm việc hoặc cộng tác tại trung tâm không gian này.

Mới đây, có 3 giáo sư người Việt là TS - phi hành gia Trịnh Hữu Châu, GS Nguyễn Hữu Xương và GS Nguyễn Xuân Vinh đã được vinh danh tại trung tâm du khách của trung tâm này với hình ảnh và các công trình nghiên cứu đóng góp cho ngành khoa học vũ trụ của Mỹ. Riêng GS Nguyễn Xuân Vinh, tức nhà văn Toàn Phong, đã có hàng chục công trình nghiên cứu về "Quỹ đạo tối ưu" đã được chính phủ Mỹ in thành sách, cung cấp cho toàn thế giới và được NASA ứng dụng cho các chương trình không gian từ Apollo đến nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo