xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phá trắng rừng phòng hộ để... trồng rừng

Bài và ảnh: Hoàng Thanh

Khi hàng chục hecta rừng phòng hộ đã bị các đối tượng đưa máy móc vào san ủi trắng, đánh luống rồi trồng bạch đàn mới bị cơ quan chức năng phát hiện.

Ngày 20-9, ông Thái Thượng Hải - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai - cho biết đang phối hợp với Công an huyện, chính quyền địa phương điều tra xử lý vụ phá gần 35 ha rừng phòng hộ xảy ra tại khu vực núi Cheng Leng, xã H’Bông, huyện Chư Sê.

Trước đó, trong quá trình kiểm tra, cán bộ kiểm lâm địa bàn xã H’Bông đã phát hiện vụ phá rừng tại khu vực núi Cheng Leng nên trình báo cơ quan cấp trên. Qua kiểm tra hiện trường, phát hiện khu rừng phòng hộ tại tiểu khu 1065 thuộc lâm phần do UBND xã H’Bông quản lý có 4 vị trí bị san ủi, cày phá với tổng diện tích gần 35 ha.

Tại 4 vị trí rừng bị phá có 3 vị trí với hơn 23 ha đất đã được trồng bạch đàn (cao từ 20-40 cm). Cùng với đó, diện tích hơn 11,5 ha đã bị đào xới nhưng chưa trồng cây, xung quanh các bờ lô ở vị trí này có hàng trăm gốc cây đường kính từ 10-25 cm đã bị san ủi, vùi lấp.

Phá trắng rừng phòng hộ để... trồng rừng - Ảnh 1.

Các đối tượng dựng lán trại, san ủi diện tích rừng phòng hộ lớn để trồng bạch đàn

Lực lượng chức năng cũng phát hiện ông Đồng Văn Sông đang có mặt tại khu vực trên. Qua làm việc, ông Sông khai nhận trồng bạch đàn thuê cho ông Đào Hùng Sơn (SN 1966; trú tổ dân phố 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê).

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi được mời lên làm việc, ông Sông đã thay đổi lời khai rằng ban đầu chỉ mượn danh ông Sơn. Thật ra, diện tích rừng trên thực tế là do ông Phạm Ngọc Tân (SN 1981; trú huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) san ủi. Tuy nhiên, những lời khai này hiện đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Qua diện tích lớn rừng phòng hộ bị tàn phá, san ủi, dọn sạch để trồng bạch đàn có thể thấy việc phá rừng này đã diễn ra trong thời gian dài. Tại hiện trường, những người phá rừng đã dựng lều, che mái tôn và được trang bị đầy đủ những vật dụng để sinh sống dài ngày.

Giải thích về việc để rừng bị phá, ông Bùi Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã H’Bông, cho rằng giữa 2019, khi Ban Quản lý rừng phòng hộ Ayun Pa bị giải thể, UBND xã được chuyển giao hơn 3.800 ha rừng, trong đó có hơn 2.100 ha là rừng phòng hộ. Tuy nhiên, UBND xã lại không có phương tiện, không có lực lượng chuyên trách để quản lý, bảo vệ. Trong khi đó, lâm phần quản lý nằm giáp ranh với huyện Phú Thiện và Mang Yang, nằm hai bên hồ Ayun Hạ nên việc đi lại tuần tra, gìn giữ gặp nhiều khó khăn.

Bà Rmah H’Bé Nét, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, nhận định vụ hủy hoại rừng này có thể diễn ra trong suốt nửa năm, từ tháng 3 đến tháng 9. Đây là thời điểm cả hệ thống chính trị ở địa phương tập trung chống dịch nên các đối tượng đã lợi dụng để phá rừng. "Năm 2021, huyện Chư Sê có dịch Covid-19. Xã H’Bông có 1 thôn phải phong tỏa, cả hệ thống chính trị tập trung vào chống dịch, lực lượng mỏng, kiểm soát không đầy đủ nên để tình trạng này xảy ra" - bà Rmah H’Bé Nét nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo